[GÓC THẮC MẮC] 1 quả cam bao nhiêu calo? Ăn nhiều béo không?

cam-bao-nhieu-calo

Cam là một loại trái cây rất tốt đối với sức khỏe con người. Cam rất tiện lợi, dễ sử dụng, có thể dùng làm nước ép hoặc ăn trực tiếp đều rất tốt. Là một loại trái cây xuất hiện quanh năm, với mức giá thành rất rẻ nhưng cũng rất nhiều câu hỏi nghi vấn xung quanh cam được nhiều người đặt ra. Điển hình nhất có lẽ vẫn là câu hỏi 1 quả cam bao nhiêu calo?. Để có thể biết được cam bao nhiêu calo, xin mời quý bạn đọc cùng theo chân nongsandungha.com đi tìm hiểu nhé.

1. Quả cam là gì?

Quả cam là một loại quả có múi thuộc họ Cửu Lý Hương, là một giống cây vô tính. Thực chất, cam là một loại quả lai từ quả chanhquả bưởi. Chúng có nguồn gốc ở một số khu vực như: Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Myanmar. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học, giống cam đã có thể thích hợp được trồng với kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để cung cấp trái cam ngọt. 

cam-bao-nhieu-calo-1-trai

Cây cam được coi như một cây trồng vừa ăn trái vừa xuất khẩu ra thị trường Quốc Tế. Hiện nay, cam được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi trên Thế Giới và ngày càng có nhiều giống cam khác nhau. Mỗi một giống cam lại có màu sắc và hương vị chua ngọt đặc trưng riêng. Cam có thể được ăn trực tiếp, vắt lấy nước để uống, phần vỏ cam có thể được dùng làm tinh dầu hoặc làm món vỏ cam sấy dẻo ăn cũng khá tuyệt vời.

Xem thêm: 6+ LOẠI TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI TỐT NHẤT CHO MÙA HÈ 2023

1.1 Các giống cam tại Việt Nam?

Ở Việt Nam, hiện đang có 6 giống cam được người dân yêu thích nhất. Những giống cam này có đặc điểm rất khác nhau và được trồng phổ biến trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể là:

  • Cam sành Hà Giang: Giống cam này trồng nhiều ở Hà Giang. Thu hoạch tháng 12 dương lịch. Phục vụ chính cho dịp Tết. Trái có vỏ màu xanh sần sùi, khi chín chuyển màu vàng, dạng hình tròn bẹt. Tép cam vàng, nhiều múi, mọng nước
  • Cam Cao Phong: Được trồng ở huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình. Trái có hình cầu dẹt, vỏ nhẵn, màu vàng, mỏng. Tép màu vàng đậm, ít hạt, múi dai, ít xơ bã
  • Cam Vinh: Được trồng ở các tỉnh miền Tây Nghệ An. Trái có hình tròn, vỏ xanh xanh pha chút vàng. Vỏ mỏng, tép cam nhiều nước, ăn ngọt, không có xơ, ít hạt, mùi thơm nhẹ thanh
  • Cam bù Hà Tĩnh: Được trồng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trái có hình tròn, vỏ màu cam đỏ, tép cam nhiều nước, nhiều múi và có thể dễ dàng tách múi khi ăn
  • Cam Xoàn: Đây là giống cam đặc sản của người miền Tây. Trái có hình tròn, da cam xoàn màu xanh, khí chín ngả sang màu vàng chanh đậm. Vỏ trơn sáng bóng, ruột vàng, ăn vị ngọt đậm
  • Cam Canh: Được trồng ở làng Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngày nay thì đã nhân giống trồng nhiều ở Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Binh,… Trái có hình tròn dẹt, khi chín có màu cam đỏ đậm, vỏ mỏng, tách ăn từng múi, rất ngọt và nhiều nước. Cam canh còn được trồng làm cây cảnh chơi dịp Tết Nguyên Đán.

2. Giá trị dinh dưỡng có trong quả cam?

Mỗi một giống cam khi ăn sẽ có cảm nhận rất riêng. Nhưng đặc điểm của chúng là ngọt và nhiều nước, kích thích người ăn. Bên cạnh đó thì giá trị dinh dưỡng trong cam cực kì nhiều. Đây được coi như 1 thứ quả bồi bổ sức khỏe con người rất tốt. Dưới đây chính là giá trị dinh dưỡng trong 100gr cam:

  • 47Kcal
  • 87.6gr nước
  • 0.1gr lipid
  • 0gr chất béo
  • 0mg cholesterol
  • 0mg natri
  • 181mg kali
  • 12gr carb
  • 2.4gr chất xơ
  • 9gr đường
  • 0.9gr protein
  • 0.1mg sắt
  • 20mg photpho
  • 0.1mg vitamin B6
  • 10mg magie
  • 40mg calci
  • 53.2mg vitamin C

Với hàng loạt giá trị dinh dưỡng giàu có như vậy, việc bổ sung cam vào thực đơn tráng miệng là điều rất tốt. Bởi vậy, ăn cam sẽ mang tới cho bạn rất nhiều công dụng như:

2.1 Cân bằng huyết áp

Kali và Vitamin C trong cam sẽ giúp bạn cân bằng huyết áp ổn định.

  • Khi cơ bắp trong thành mạch thư giãn, nồng độ Kali trong tế bào cao, giúp làm giảm áp suất trong mạch máu và điều chỉnh huyết áp. Cam giàu chất Kali, bổ sung kali vào cơ thể là điều quan trọng
  • Vitamin C trong cam cũng đóng vai trò hỗ trợ hệ tuần hoàn. Vitamin C giúp tăng cường linh động của mạch máu và giảm áp lực mạch máu, giúp huyết áp duy trì mức ổn định

2.2 Không Cholesterol xấu

  • Cam là một nguồn thực phẩm không chứa Cholesterol xấu. Nó là một nguồn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa mạnh và Vitamin C. Trong thực tế, cam có thể tác dụng tích cực đối với hệ thống tim mạch bởi nó giúp làm giảm Cholesterol xấu và tăng Cholesterol tốt trong cơ thể

2.3 Tăng cường sức đề kháng cơ thể

  • Cam là một nguồn giàu Vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng cho hệ miễn dịch. Vitamin C giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào miễn dịch và tham gia vào quá trình sản xuất các kháng thể và tế bào bạch cầu, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại
  • Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Bao gồm Carotenoid và Flavonoid,hai chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và các tác nhân gây viêm nhiễm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của bệnh tật

2.4 Hỗ trợ mau lành vết thương

  • Vitamin C trong cam là một chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình tái tạo và lành vết thương. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp Collagen, một loại protein quan trọng trong quá trình tái tạo da và mô liên kết
  • Cam chứa chất chống oxy hóa như carotenoid và flavonoid. Hai chất này có khả năng giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Việc tiêu thụ cam giúp bảo vệ vùng vết thương khỏi tác động của các tác nhân gây viêm và tăng cường quá trình phục hồi vết thương

2.5 Tăng cường sức khỏe tim mạch

  • Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa như Vitamin C và Flavonoid. Hai chất này giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do Stress oxy hóa và viêm nhiễm. Việc tiêu thụ cam có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
  • Cam là một nguồn giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ có khả năng giảm Cholesterol máu, đặc biệt là Cholesterol xấu. Từ đó, giảm nguy cơ bị vỡ mạch máu và tắc nghẽn động mạch
  • Cam là một nguồn giàu Kali. Kali là một loại khoáng chất quan trọng trong điều chỉnh huyết áp. Kali giúp làm giảm áp lực trong mạch máu và duy trì huyết áp ổn định. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp

2.6 Phòng chống ung thư

  • Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa như Vitamin C, carotenoid và Flavonoid. Ba chất này có nhiệm vụ giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do Stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như: ung thư ruột, ung thư tử cung, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa
  • Cam là một nguồn tốt chất xơ. Đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ có khả năng giúp duy trì chức năng tiêu hóa, hỗ trợ quá trình loại bỏ chất độc hại và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột, ung thư đại trực tràng
  • Vitamin C có trong cam cung cấp hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống này giúp tăng cường sức đề kháng và tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư

2.7 Tốt cho làn da, ngăn ngừa lão hóa

  • Vitamin C trong cam là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương tế bào do tác động của các gốc tự do. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, một loại protein quan trọng cho sự đàn hồi và săn chắc của da
  • Cam chứa các chất chống oxy hóa như Carotenoid và Flavonoid. Hai chất này có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của các gố tự do và các tác nhân lão hóa. Chúng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ hình thành nám, tàn nhang và các dấu hiệu lão hóa trên da
  • Cam cung cấp chất xơ giàu có. Chất xơ sẽ giúp duy trì sự cân bằng đường huyết và loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Điều này có thể giúp da trông tươi sáng hơn, giảm nguy cơ bị viêm da, mụn trứng cá và các vấn đề về da khác

Xem thêm: (HƯỚNG DẪN) CÁCH LÀM SINH TỐ CÀ RỐT NGON, GIẢM CÂN, LÀM ĐẸP DA

Với rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng. Điều mà chị em lo lắng nhất có lẽ vẫn là đáp án câu hỏi “Cam bao nhiêu calo” có phải không? Không phải để chị em đợi lâu nữa, dưới đây chính là đáp án.

3. 1 trái cam bao nhiêu calo?

Cam là một loại trái cây rất tiện lợi và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Mỗi một món ăn từ cam đều rất tuyệt vời và chúng đều mang theo hàm lượng calo rất riêng. Như chúng ta vừa tìm hiểu, cam có rất nhiều loại, mỗi loại cam lại có những hàm lượng calo riêng. Dưới đây là đáp án câu hỏi cam bao nhiêu calo chi tiết cụ thể nhất.

1-trai-cam-bao-nhieu-calo

Theo viện nghiên cứu dinh dưỡng Quốc Gia cho biết:

  • 100gr cam tươi cung cấp 47.1 calo cho cơ thể
  • 1 trái cam tươi (nặng 250gr) cung cấp 90 calo cho cơ thể
  • 1 trái cam canh (nặng 250gr) cung cấp 117 calo cho cơ thể
  • 100ml nước cam tươi cung cấp 45.8 calo cho cơ thể
  • 1 cốc nước cam cung cấp 91.6 calo cho cơ thể

Đây chính là đáp án về lượng calo có trong cam mà bạn có thể tham khảo qua. Với hàm lượng calo thấp như vậy, nhiều chị em lại đang băn khoăn “ăn cam nhiều có sợ bị mập (béo phì) không?”

Xem thêm: [SỰ THẬT] MÍT BAO NHIÊU CALO? ĐANG MẬP ĂN MÍT ĐƯỢC KHÔNG?

4. Ăn cam nhiều có sợ bị mập (béo phì) không?

Hàm lượng calo trong cam đã được liệt kê chi tiết ở bên trên. Vậy, “ăn cam nhiều có sợ bị tăng cân (béo phì) không?”. Câu trả lời đó là “Không. Ăn cam nhiều không sợ bị tăng cân (béo phì)” bạn nhé. Lý giải điều này:

  • Cam chứa chất xơ rất dồi dào. Chất xơ sẽ giúp tạo cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cơn đói tốt hơn. Khi bạn cảm thấy no, bạn sẽ ít có xu hướng ăn quá nhiều và dễ dàng duy trì lượng calo hàng ngày phù hợp nhất
  • Cam có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều nước. Chính điều này có nghĩa là bạn có thể ăn một phần cam mà không lo lắng về lượng calo dư thừa
  • Vitamin C là một nguồn phong phú của Vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe và giảm cân. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm Stress oxy hóa và cải thiện quá trình trao đổi chất
  • Cam không chứa bất kì chất béo độc hại nào. Tồn tại ở dạng thể lỏng nên khi ăn hoặc uống nước cam bạn sẽ hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể và dễ dàng đào thải các chất độc tố nguy hại ra bên ngoài. Từ đó, bạn sẽ hoàn toàn không lo sợ bị tăng cân.

an-nhieu-cam-co-so-tang-can-khong

Đó chính là những nguyên nhân khiến cho việc ban hoàn toàn an tâm ăn cam mà không hề sợ bị gây tăng cân nhé. Tuy nhiên, bạn nên ăn lúc no thôi nhé. Vì cam có những trái rất chua, ăn lúc đói rất nhanh hại dạ dày.

Xem thêm: MĂNG CỤT BAO NHIÊU CALO? ĐIỂM DANH TOP MÓN ĂN CỰC NGON TỪ QUẢ

5. Cách làm một ly nước cam ngon uống giảm cân?

5.1 Nước ép cam

Nguyên liệu:

  • 3 trái cam
  • 250ml nước ấm
  • 1 thìa đường

Thực hiện:

  1. Bổ đôi trái cam
  2. Vắt lấy phần nước cốt cam, lọc bỏ hạt cam
  3. Cho nước ấm vào cốc nước cam cùng với đường trắng
  4. Khuấy đều cho đường hòa tan
  5. Cho 2 – 3 viên đá viên, khuấy đều cho đá tan và thưởng thức

nuoc-ep-cam-healthy-giam-can

Uống sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa tối trước giờ đi ngủ 1 tiếng.

Xem thêm: CÁCH PHA CHẾ SINH TỐ CAM SÀNH VỚI SỮA THƠM NGON GIÀU DINH DƯỠNG

6. Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ bài viết giải đáp thắc mắc 1 trái cam bao nhiêu calo mà Nông sản Dũng hà đã chia sẻ tới bạn đọc. Cam là một loại hoa quả chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Sử dụng cam một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ thì cam sẽ đem tới cho bạn những điều bạn không hề hay biết tới. Hi vọng rằng, với những thông tin hữu ích trên đây sẽ mang tới cho quý bạn đọc nhiều điều bổ ích.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi trọn vẹn bài viết này.

Xem thêm: CÁCH LÀM 4 LOẠI SINH TỐ TRÁI CÂY GIÚP XUA TAN CÁI NÓNG CỦA MÙA HÈ

Chia sẻ

Bình luận

Trả lời

Các bài viết khác

Tác dụng của rượu tam thất? Đối tượng nào không nên dùng?

Rượu tam thất là một loại rượu quý, đứng chung cùng hàng với rượu Sâm...

Sườn non chay làm món gì ngon? 5+ món ngon từ sườn non chay?

Sườn non chay là nguyên liệu chay được làm từ các loại thực phẩm như...

Chanh dây kỵ gì? Những lưu ý cần tránh khi ăn chanh dây

Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới có vị chua nhẹ, được nhiều...

Quả vú sữa bao nhiêu calo? Ăn vú sữa có giảm cân không?

Vú sữa là loại trái cây nhiệt đới chứa ít calo, giàu vitamin và khoáng...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button