Thực đơn ăn uống cho người niềng răng luôn là chủ đề được rất nhiều quan tâm và tìm hiểu. Vậy người niềng răng nên ăn gì, kiêng gì để vừa tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Hôm nay hãy cùng Nông sản Dũng Hà giải đáp câu hỏi: niềng răng nên ăn gì? trong bài viết dưới đây nhé!
1. Niềng răng nên ăn gì?
1.1 Niềng răng nên ăn gì? – Sữa và chế phẩm từ sữa
Ở giai đoạn đầu khi gắn mắc cài, khí cụ niềng các thực phẩm sữa, chế biến từ sữa sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Đồng thời giúp làm giảm áp lực lên các răng, hàm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh để đạt được hiệu quả như kế hoạch. Chúng ta sẽ tránh được trường hợp bị hóp má, và sút cân sau khi niềng răng.
Xem thêm: SỮA NHÂN ÓC CHÓ – CÁCH LÀM SỮA NHÂN ÓC CHÓ NGON BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
1.2 Niềng răng nên ăn gì? – Những món ăn từ trứng
Các món ăn từ trứng thường mềm và dễ ăn như: trứng chiên, trứng luộc, bánh flan,… Vì trong trứng có chứa rất nhiều vitamin D và không dai nên các bạn niềng răng có thể thoải mái thưởng thức.
1.3 Niềng răng nên ăn gì? – Thực phẩm xốp và mềm
Các thực phẩm xốp, mềm điển hình như các loại thức ăn chế biến từ ngũ cốc: bột ngũ cốc, đậu phụ, bánh bông lan, bánh xốp mềm không rắc hạt,… Các thực phẩm này đều là những món ngon, bổ dưỡng và không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
1.4 Niềng răng nên ăn gì? – Những thức ăn chín mềm
Thông thường một số món ăn chúng ta có thể thêm vào thực đơn khi niềng răng gồm: súp, cháo, cơm mềm, phở,… Một số món ăn từ thịt, cá, rau củ quả chúng ta có thể ăn. Nhưng nên đảm bảo là chúng được chế biến ở dạng mềm và có thể băm nhuyễn hoặc ninh nhừ.
Bên cạnh đó, người niềng răng cũng cần bổ sung một số loại trái cây trong thực đơn hàng ngày. Các thực phẩm vừa kể trên vừa dễ nhai, dễ ăn vừa có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến các dụng cụ niềng răng. Việc bạn cần lưu ý là cần chế biến cho chúng thật đúng cách và phối hợp với các loại thực phẩm để giảm sức nhai của răng.
Tham khảo thêm: [LÀM BÁNH TRUNG THU] MUA NHÂN TRỨNG MUỐI Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ?
2. Niềng răng không nên ăn gì?
Theo nhiều khuyến cáo của các nha sĩ chỉnh nha, người niềng răng thì nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến răng miệng và quá trình chỉnh nha. Những loại thức ăn sau đây có thể khiến các khí cụ hư hỏng, giảm hiệu quả và kéo dài thời gian điều trị. Người niềng răng không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, cứng, dính. Đặc biệt, bạn cần hạn chế hoặc không nên dùng các thực phẩm sau:
- Một số thực phẩm cứng như: hạt cứng, các loại kẹo,…
- Thực phẩm giòn như bánh mì nóng, bánh đa, bỏng ngô, khoai tây chiên,…
- Thực phẩm dính như kẹo gôm, kẹo cao su,…
- Một số loại trái cây như táo, lê, ổi, xoài xanh,… hoặc trái cây giòn.
Ngoài ra, một số người niềng răng còn cần hạn chế sử dụng thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn nhanh và đồ ngọt, trong giai đoạn niềng răng bạn nên hạn chế hoặc tránh xa trà, thuốc lá, cà phê,… Đặc biệt bạn không được dùng răng để cắn mở đồ vặt vì như vậy sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.
- Cắt nhỏ thức ăn: Cắt nhỏ thực phẩm trước khi ăn để dễ nhai và tránh việc cắn mạnh, gây căng thẳng cho mắc cài và dây niềng.
- Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn từ từ và nhai kỹ để tránh thức ăn mắc vào niềng răng, giảm thiểu khả năng mắc cài bị hỏng.
- Chăm sóc răng miệng sau bữa ăn: Sau mỗi bữa ăn, nên đánh răng kỹ lưỡng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch khu vực xung quanh mắc cài.
- Uống nhiều nước: Uống nước thường xuyên giúp loại bỏ thức ăn mắc vào niềng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.
- Kiểm tra niềng răng thường xuyên: Sau khi ăn, kiểm tra niềng xem có bị lỏng hay gãy để kịp thời sửa chữa, đảm bảo không gây tổn hại cho quá trình chỉnh nha.
5. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi niềng răng nên ăn gì? cho người mới niềng răng mà Nông sản Dũng Hà mình đã chia sẻ tới các bạn đọc. Có thể thấy rằng chúng ta không quá khó khăn để chọn thực đơn cho người niềng răng. Chúc các bạn sẽ lên cho bản thân một thực đơn phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công trong chặng đường niềng răng nhé!
Tham khảo thêm: Ở CỮ LÀ GÌ? CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÊN ĂN VÀ NÊN TRÁNH SAU SINH