Củ đậu có tác dụng gì? Những lợi ích cực tốt của củ đậu cần biết

cu-dau-co-tac-dung-gi

Củ đậu là loại rau củ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Nó có thể được chế biến thành món ăn chính hoặc món tráng miệng, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Vậy củ đậu có tác dụng gì? Cùng nông sản Dũng Hà tìm hiểu những công dụng của cụ đậu trong bài viết này nhé

Củ đậu là gì?

Củ đậu là loài cây dây leo có xuất xs từ Trung Mỹ, tại Việt Nam còn được gọi với tên khác như củ sắn, sắn nước,… Nó được trồng phổ biến ở châu Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á và cả Việt Nam.

Củ đậu hoa màu tím nhạt, cây có thể cao khoảng 4-5m, rễ phát triển to hình thành củ, vỏ màu vàng nhạt, mỏng và ruột có màu trắng kem. Củ đậu vị ngọt nhẹ, có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến được nhiều món ăn khác ngon như: món xào, nấu canh, hầm, nộm hoặc súp,…

Trái với phần củ thơm ngon, bổ dưỡng thì lá và hạt của củ đậu rất độc và thường được lấy làm nguyên liệu điều chế thuốc diệt côn trùng, diệt rệp,… nên người dùng cần rất cẩn trong. Khi mua củ đậu thì nên cắt bỏ lá đi ngay tránh để trẻ em không biết ăn vào làm ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Muốn chọn củ đậu ngon, nên chú ý đến các đặc điểm như: vỏ màu trắng ngà, nhẵn mịn, cuống tươi xanh và phần cuống càng nhỏ thì càng mọng nước, ít xơ. Bảo quản củ đậu khá dễ dàng, chỉ cần để ở nơi thông thoáng sẽ lưu trữ được khoảng 7-10 ngày. Chú ý nhỏ nếu muốn ăn củ đậu ngon hơn thì sau khi mua về, đợi khoảng 1 đến 2 ngày để phần vỏ hơi héo thì ăn sẽ rất ngọt.

cu-dau-la-gi
Củ đậu là gì

Củ đậu bao nhiêu calo

Theo nghiên cứu, trong 100gr củ đậu chứa khoảng 38 calo. Một củ đậu cỡ vừa có khối lượng trung bình khoảng 200g, tương đương 76 calo. Vậy 1kg củ đậu sẽ cung cấp 380 calo năng lượng.

Củ sắn chứa thành phần chính là nước, đến 80 – 90%. Những chất khác có thể kể đến là đường glucoza 4.51%, tinh bột 2.4% cùng các loại vitamin, khoáng chất khác như: canxi, sắt, photpho, vitamin C… Đây đều là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, củ đậu hỗ trợ giảm cân nếu dùng nó một cách điều độ và khoa học. Củ đậu hầu như không có chứa chất béo nhưng lại có nhiều nước nên sẽ giúp nhanh cảm thấy no, giảm tiêu thụ những thực phẩm khác.

Củ đậu có tác dụng gì? Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Tốt cho tim mạch

Hàm lượng vitamin C và chất xơ hòa tan trong củ đậu giúp loại bỏ cholesterol trong mạch máu. Qua đó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, đột quỵ. Kali trong củ đậu có công dụng làm thư giãn mạch máu, hạ huyết áp hiệu quả.

cu-dau-bao-ve-tim-mach
Củ đậu bảo vệ tim mạch

Củ đậu có tác dụng gì – Giúp tiêu hóa tốt và khỏe mạnh hơn

Trong 130gr củ đậu chứa đến 6,4g chất xơ. Đặc biệt có loại chất xơ có tên là inulin, sẽ giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng cơ hội đi vệ sinh dễ dàng hơn cho người bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, củ đậu rất dồ dào prebiotic giúp những lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…

Ngăn chặn sự oxy hóa trong cơ thể

Củ đậu chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể và giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Vitamin C, vitamin E, beta – carotene còn là những chất có khả năng chống oxy hóa tốt, ngăn chặn những gốc tự do phát triển và làm hại cơ thể.

cu-dau-giam-lao-hoa
Củ đậu chống lão hóa

Củ đậu có tác dụng gì – Giúp làn da sáng và đẹp hơn

Củ đậu có nhiều vitamin C, sẽ giúp cơ thể sản xuất được collagen, giúp làn da trở nên mịn và trắng sáng hơn. Hơn nữa, củ đậu còn có rất nhiều nước và khoáng chất, nên có thể giúp làn da không khô, loại bỏ chất độc hiệu quả hơn. Vì thế, ngoài việc ăn củ đậu, các chị em có thể thái mỏng rồi đắp lên da rất hiệu quả.

Nâng cao chức năng hệ miễn dịch

Những thành phần chất xơ của củ đậu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cho tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra, fructan có trong củ đậu còn giúp ngăn ngừa đột biến tế bào và sự phát triển khối u trong hệ tiêu hóa.

tang-he-mien-dich-cua-co-the
Củ đậu tăng miễn dịch

Củ đậu có tác dụng gì – Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Củ đậu có rất ít calo, những nhiều vitamin và khoáng chất, thậm chí cả tinh bột. Hoàn toàn có thể ăn như là bữa ăn nhẹ, sẽ giúp no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Prebiotic có trong củ đậu giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó thuận lợi cho việc giảm cân mà không lo thừa chất, thừa calo.

Tốt cho sức khỏe xương khớp

Oligofructose inulin trong củ đậu hỗ trợ xương chắc khỏe. Đó là nhờ vào khả năng tích trữ khoáng chất, giảm tỉ lệ bào mòn và tăng hấp thụ canxi vào xương. Củ đậu cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: maggie, kali và mangan. Các chất này rất tốt cho việc phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi.

giup-xuong-chac-khoe
Củ đậu giúp xương khớp chắc khỏe

Củ đậu có tác dụng gì – Tốt cho bà bầu

Củ đậu có chứa tinh bột và glucozơ rất phù hợp cho sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén. Hơn thế nữa, chất xơ dồi dào trong củ đậu giúp bà bầu tiêu hóa tốt hơn, ngừa tình trạng táo bón và bệnh trĩ xảy ra trong khi mang thai. Củ đậu còn chứa khá nhiều sắt, tốt cho bà bầu khỏi mắc chứng thiếu máu trong lúc mang thai.

Phòng ngừa táo bón

Inulin trong cây củ đậu có những tính chất như chất xơ. Các đặc tính này ảnh hưởng tới chức năng của ruột và cải thiện chỉ số đường huyết. Là một chất xơ, inulin giúp tăng khối lượng phân và tăng tần suất đi vệ sinh, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc táo bón.

cu-dau-ngua-tao-bon
Củ đậu giúp ngừa táo bón

Củ đậu kỵ gì? Những lưu ý khi dùng củ đậu

Không ăn củ đậu thay cơm để giảm cân

Mặc dù củ đậu có nhiều chất xơ và vitamin nhưng nó không cung cấp đầy đủ những nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần hằng ngày. Chính vì thế, nếu có ý định chỉ ăn củ đậu giảm cân thì phải dừng ngay lại kẻo cơ thể sẽ ngày càng mệt mỏi, uể oải, sức khỏe không đảm bảo cho công việc và học tập.

Ăn quá nhiều củ đậu không tốt cho dạ dày

Lượng nước trong củ đậu tương đối nhiều nên nếu ăn với số lượng lớn đến mức no sẽ làm dạ dày giãn ra làm dịch tiết dạ dày ra nhiều hơn và nhu cầu thèm ăn cũng cao hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra ăn củ đậu không tốt cho bệnh đau dạ dày và có thể khiến cơ thể suy yếu hơn nếu ăn củ đậu thay cho bữa cơm hằng ngày.

cu-dau-khong-tot-cho-da-day
Củ đậu không tốt cho dạ dày

Không ăn hạt và lá cây củ đậu

Trên thực tế, phần lá và hạt của củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da như ghẻ lở nhưng tuyệt đối không được ăn nó. Trong lá và hạt của củ đậu chứa chất tephrosin và rotenon, khi 2 chất này nạp vào cơ thể sẽ khiến ra ngộ độc, đau bụng, co giật, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, và suy hô hấp. Khi trúng độc do ăn lá hoặc hạt củ đậu, các dấu hiệu ngộ độc sẽ xuất hiện sau 5 – 40 phút, sau 2 – 5 tiếng, triệu chứng sẽ tiến triển nhanh và người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trên đây là những tác dụng của củ đậu cho sức khỏe. Hãy tham khảo và sử dụng hợp lý để bảo vệ sức khỏe nhé

Nghiên cứu khoa học về lợi ích sức khỏe của củ đậu

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, củ đậu chứa nhiều nước, chất xơ và vitamin C, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, và hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Harvard cho thấy rằng inulin trong củ đậu có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe đường ruột, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và béo phì.

Nghien-cuu-khoa-hoc
Nghiên cứu khoa học

Kinh nghiệm từ chuyên gia về dinh dưỡng của củ đậu

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết củ đậu là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ và nước, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời cung cấp năng lượng ít calo, phù hợp cho người muốn giảm cân. Bác sĩ Phạm Văn Thức, chuyên gia y học tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cũng khẳng định rằng củ đậu có khả năng cải thiện chức năng tim mạch và huyết áp nhờ hàm lượng kali cao, giúp thư giãn mạch máu và ngăn ngừa đột quỵ.

kinh-nghiem-cua-chuyen-gia
Kinh nghiệm của chuyên gia

Câu hỏi thường gặp (FAQ) về củ đậu

Củ đậu có tốt cho người giảm cân không?

Có, củ đậu chứa ít calo và nhiều nước, giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, là lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân.

Củ đậu mọc mầm có ăn được không?

Mặc dù là loại củ ăn ngon và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi mọc mầm thì củ đậu lại nguy hiểm cho sức khỏe. Củ đậu mọc mầm sẽ sinh ra chất alkaloid solanine. Đây là loại chất độc gây tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.

cu-dau-moc-mam
Củ đậu mọc mầm

Làm sao để bảo quản củ đậu lâu mà vẫn giữ được độ tươi ngon?

Củ đậu nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu muốn ăn ngọt hơn, nên để vỏ hơi héo một chút trước khi ăn.

Kết luận

Củ đậu không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực hàng ngày mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ăn hạt và lá của củ đậu vì chúng có thể gây ngộ độc. Việc sử dụng củ đậu đúng cách và khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe và duy trì cơ thể cân đối.

Nếu đang cần mua củ đậu và các loại rau củ quả tươi sạch khác, bạn có thể tham khảo chuỗi cửa hàng Nông sản Dũng Hà hoặc vào đây để bắt đầu mua hàng online.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Măng cụt có tốt cho bà bầu? Các mẹ ĐỪNG BỎ QUA

Trong giai đoạn mang thai, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và giàu dinh...

Nấm rơm kỵ với thực phẩm nào? ĐỌC NGAY KẺO HỐI HẬN

Nấm rơm là một trong những loại nấm ăn phổ biến nhất, thường xuất hiện...

Nấm rơm có độc không? Lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe

Nấm rơm là một loại nấm ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, thường...

Nấm bào ngư kỵ với gì? 7+ Lưu ý để tránh gây họa

Nấm bào ngư là loại thực phẩm phổ biến, được nhiều người yêu thích nhờ...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button