Đu đủ kỵ gì? 7+ Thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?

du-du-ky-gi

Đu đủ là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Đu đủ có thể được ăn sống trực tiếp khi chín, hay khi trái còn xanh thì đu đủ được dùng trong các món hầm cực kỳ ngọt nước. Nhưng, đu đủ kỵ gì? Đây mới chính là câu hỏi mà rất nhiều người thực sự quan tâm tới. Ai cũng biết được là đu đủ rất tốt nhưng bên cạnh đó, đu đủ vẫn tồn tại một số mối nguy hại mà không phải ai cũng biết tới. Hôm nay, theo chân chuyên mục tin tức sức khỏe của Nông sản Dũng Hà để làm rõ xem đu đủ kỵ gì nhé.

Đu đủ là gì?

Đu đủ có tên gọi khoa học là Carica papaya, thuộc họ đu đủ và là một loại cây thân thảo to, không hoặc ít nhanh, cây cao khoảng 3 – 10cm. Có 2 giống đu đủ chính là giống đực và giống cái. Giống đu đủ cái thì cho trái để ăn. Còn giống đu đủ đực thì chỉ có hoa mà không cho quả.

du-du-ky-gi-ban-co-biet-khong
Đu dủ kỵ gì bạn có biết không?

Hoa và quả đu đủ đều tập trung chính ở phần ngọn cây. Trái đu đủ có màu xanh lúc chưa chín, hạt màu trắng, thịt giòn. Khi chín, trái có màu đỏ, hạt màu đen, ngọt và nhiều nước. Đu đủ xanh thường dùng trong các món gỏi, hầm hoặc nấu canh. Còn đu đủ chín có thể được dùng ăn trực tiếp.

Cây đu đủ có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, miền Đông Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ và những Quốc Gia có khí hậu nhiệt đới. Ngày nay, đu đủ đã được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi trên Thế Giới như: Brasil, Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam,… 

Cây đu đủ trồng sẽ mất khoảng 3 năm để cây kết trái. Đu đủ rất dễ trồng, dễ chăm bón mà không đòi hỏi quá nhiều từ phía người trồng. Nếu cây ra quả vào mùa lạnh, bạn cần có phương án che đậy, tránh cho quả bị sương đọng lại làm ảnh hưởng tới chất lượng trái. Nhiệt độ dưới -2 độ C rất có hại cho cây và có thể làm cây bị chết.

Giá trị dinh dưỡng trong đu đủ?

Xét về mặt dinh dưỡng, đu đủ cũng chứa khá nhiều chất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể, theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nghiên cứu. Trong 100gr đu đủ cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 43 calo
  • 21mg Mg
  • 0.045mg Cu
  • 182mg K
  • 20Mg Ca
  • 0.04mg Mn
  • 88.06gr Nước
  • 0.47gr Protein
  • 10.82gr Carbohydrate
  • 0.26gr Chất béo
  • 1.7gr Chất Xơ
  • 7.82gr Đường
  • 60.9mg Vitamin C
  • 0.37mg Vitamin B9
  • 0.47mg Vitamin A
  • 0.191mg Vitamin B5
  • 0.026mg Vitamin K
  • 0.357mg Vitamin B3
  • 0.038mg Vitamin B6
  • 0.027mg Vitamin B2
  • 0.023mg Vitamin B1
  • 0.3mg Vitamin E

Đó chính là một loại các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 100gr đu đủ. Có thể nói các chất này cực kỳ quan trọng, thiết yếu đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn uống là điều rất cần thiết. Lợi ích sức khỏe của đu đủ gồm:

  • Giảm nguy cơ hình thành và phát triển của các khối u trong cơ thể
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều Lycopene và Vitamin C
  • Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, chữa táo bón hiệu quả
  • Có tác dụng chống viêm, kháng viêm
  • Bảo vệ làn da trước tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài
  • Ngăn ngừa các bệnh về mắt
  • Giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai
  • Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Một loại giá trị dinh dưỡng và công dụng đu đủ đã được mình chia sẻ chi tiết trên đây. Nhưng đu đủ kỵ gì? Đây mới chính là câu hỏi chính và bạn cùng tôi tiếp tục tìm hiểu nhé.

Đu đủ kỵ gì? 7 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”

Đu đủ kỵ Dưa chuột

du-du-ky-dua-chuot
Đu đủ kỵ dưa chuột

Danh sách đu đu kỵ gì đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là dưa chuột (dưa leo). Cả dưa chuột và đu đủ đều rất thông dụng trên thị trường. Đu đủ có thể được ăn sống. Trong khí đó, dưa leo vừa ăn được sống lại có thể trở thành một người bạn thân cận của số đông chị em phụ nữ trong quá trình làm đẹp da. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, đu đủ và dưa chuột không tốt khi kết hợp cùng nhau trong ẩm thực. Nguyên nhân là vì:

  • Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều Vitamin C. Trong khi đó, dưa chuột lại chứa một loại men phân giải Vitamin C. Khi ăn chung đu đủ và dưa chuột, men này sẽ phá hủy Vitamin C, khiến cơ thể không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong đu đủ.
  • Thêm nữa, dưa chuột chứa hàm lượng nước lớn, có thể gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, dư thừa nước trong cơ thể.

Đu đủ kỵ Nho

du-du-ky-nho
Đu đủ kỵ nho

Đúng. Nho và đu đủ kỵ nhau và không tốt khi kết hợp chung cùng nhau. Nguyên nhân là vì:

  • Trong nho có chứa Axit Tanic. Axit Tanic có thể phản ứng với Protein trong đu đủ để tạo ra một chất kết tủa. Chất kết tủa này sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng khó tiêu hóa, dẫn tới các bệnh về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy.
  • Ngoài ra, nho có hàm và đu đủ là thực phẩm có hàm lượng đường rất lớn. Khi ăn chung, hàm lượng đường trong cơ thể có thể tăng cao đột ngột, gây ra các vấn đề về sức khỏe như: tăng cân, tim mạch, tiểu đường,…

Đừng bỏ lỡ: THỊ TRƯỜNG NHO XANH: CÁCH PHÂN BIỆT NHO NINH THUẬN VỚI NHO TRUNG QUỐC

Đu đủ kỵ thực phẩm từ sữa

du-du-ky-thuc-pham-tu-sua
Đu đủ kỵ thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa có thể kể tới như: sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua,… là những thực phẩm được khuyến cáo là không tốt khi ăn chung cùng đu đủ. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học có nói:

  • Trong đu đủ có chứa nhiều enzym như papain và chymopapain. Các enzym này có thể làm phân hủy protein trong thực phẩm, bao gồm cả protein trong sữa tươi. Khi ăn sữa chua cùng đu đủ, các enzym này sẽ phá vỡ cấu trúc của protein trong sữa tươi, khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng trong sữa tươi.
  • Ngoài ra, trong sữa tươi có chứa Casein. Đây là một loại protein có thể kết tủa khi gặp các enzym. Khi ăn đu đủ cùng sữa tươi, các enzym trong đu đủ có thể khiến Casein kết tủa, tạo thành các cục trong dạ dày, gây hiện tượng khó tiêu hóa, và cảm giác khó chịu cho cơ thể.

Đu đủ kỵ Trái cây họ Cam quýt

du-du-ky-trai-cay-ho-cam-quyt
Đu đủ kỵ trái cây họ cam quýt

Trái cây họ Cam Quýt như Bưởi, Chanh, Cam, và Quýt là những loại trái cây có vị chua và chứa rất nhiều Vitamin C. Nguyên nhân là vì:

  • Trái cây họ cam quýt chứa rất nhiều Axit Citric. Axit Citric có thể làm giảm tác dụng của Papain trong đu đủ. Khi ăn đu đủ cùng trái cây họ cam quýt, Axit Citric có thể khiến Papain mất đi tác dụng, làm chậm quá trình tiêu hóa protein trong cơ thể. 
  • Thêm nữa, đu đủ và trái cây họ cam quýt chứa rất nhiều Vitamin C. Nếu ăn nhiều sẽ gây hại tới dạ dày và gây ra hiện tượng ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Đu đủ kỵ Cà chua

du-du-ky-ca-chua
Đu đủ kỵ cà chua

Đu đủ kỵ gì tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua đó chính là cà chua. Nguyên nhân là vì:

  • Trong cà chua có chứa Axit Tanic. Taxit Tanic này có thể phản ứng với Protein trong cà chua tạo thành chất kết tủa. Chất kết tủa này có thể khiến cơ thể gặp tình trạng khó tiêu hóa, dẫn tới các hiện tượng như: chướng bụng, đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

Do đó, bạn không nên nấu đu đủ chung với cà chua để tránh bị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa đường ruột nhé.

Đu đủ kỵ Đồ chiên rán

du-du-ky-do-chien-ran-dau-mo
Đu đủ kỵ đồ chiên rác dầu mỡ

Đồ chiên rán luôn là một món ăn yêu thích của rất nhiều người. Các đồ ăn chiên rán như gá rán, nem chua rán, khoai lang kén rán, khoai tây chiên,… là những thực phẩm không tốt khi ăn chung cùng đu đủ. Nguyên nhân là vì:

  • Đồ chiên rán được chiên rán qua rất nhiều dầu mỡ và chứa hàm lượng chất béo lớn. Khi ăn chung đu đủ cùng đồ chiên rán có thể sẽ khiến bụng dạ bạn gặp vấn đề nguy hại. Điển hình như: đầy bụng, ị ạch, nóng bụng,… Nguy hiểm hơn có thể tác động rất xấu tới hệ thống tim mạch.

Đu đủ kỵ Đồ ăn cay

du-du-ky-do-an-cay
Đu đủ kỵ đồ ăn cay

Đu đủ kỵ gì cuối cùng mà bạn hết sức lưu tâm tới đó chính là những đồ ăn cay. Thói quen ăn uống cũng tác động rất lớn tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. Với những ai có thói quen ăn uống không chuẩn chỉnh, hãy thay đổi ngay lập tức. Đặc biệt với người yêu thích các đồ ăn cay. Việc ăn cay sẽ tác động rất lớn tới dạ dày. Không những đồ ăn cay, các loại gia vị cay như: tỏi, ớt, hạt tiêu,… cũng cần được nêm nếm vừa đủ. 

  • Việc kết hợp đu đủ cùng những đồ ăn cay là điều tối kỵ, bạn không nên sử dụng. Đồ ăn cay chứa rất nhiều Capasaicin. Capasaicin là một chất có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Khi ăn chung cùng đủ đủ, Capasaicin có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

Để có một chiếc dạ dày mạnh khỏe, một hệ tiêu hóa tốt, bạn không nên ăn đu đủ cùng với đồ ăn cay nhé.

Đu đủ kỵ gì? 5 nhóm đối tượng không nên ăn đu đủ kẻo “chết người”?

Một số đối tượng mắc bệnh dưới đây cũng không tốt khi ăn đu đủ. Cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai: Đu đủ xanh có chứa một loại Enzym gọi là Papain. Chất này có thể gây hiện tượng kích thích tử cung và đẫn tới hiện tượng sảy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai, không nên ăn trực tiếp đu đủ xanh. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức và nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đu đủ chín nha.
  • Người mắc bệnh sỏi thận: Đu đủ chứa rất nhiều Vitamin C. Mặc dù đây là một chất rất quan trọng, nhưng với những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận thì không nên ăn quá nhiều đu đủ.
  • Người dị ứng mủ cao su: Trong đu đủ có chứa một loại Protein gọi là Latex, chất này có thể gây dị ứng với người dị ứng mủ cao su. Các triệu chứng dị ứng có thể gặp như: ngứa ngáy, sưng, phát ban, khó thở,…
  • Người mắc bấn đề tim: Đu đủ chứa hàm lượng Kali rất lớn. Lượng Kali quá nhiều có thể gây hại với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
  • Người bị suy giáp: Với người suy giáp đang điều trị thuốc thì không nên ăn đu đủ. Đu đủ sẽ làm giảm tác dụng hiệu quả của thuốc tuyến giáp
  • Ngoài ra, với những người đang dùng thuốc chống đông máu cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì loại trái cây này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
doi-tuong-nen-an-du-du
Đối tượng nên ăn đu đủ

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản đu đủ

Lưu ý khi sử dụng đu đủ

  • Tránh ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hoàn toàn: Đu đủ xanh chứa nhựa, có thể gây kích ứng dạ dày và nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Hãy sử dụng đu đủ chín hoặc chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm soát lượng ăn để tránh tác dụng phụ: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, người dùng thuốc chống đông máu nên hạn chế.
  • Không nên sử dụng nếu bị dị ứng với papain: Dị ứng với enzyme papain có thể gây ngứa, sưng, hoặc phát ban. Nếu bạn có triệu chứng dị ứng, ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Rửa sạch đu đủ trước khi ăn: Đu đủ có thể chứa vi khuẩn hoặc chất bảo quản. Do đó, cần rửa sạch trước khi cắt để loại bỏ các tạp chất có hại.

Lưu ý khi bảo quả đu đủ

  • Cách bảo quản đu đủ: Đu đủ chín nên để trong tủ lạnh 2-3 ngày, hoặc cắt miếng và bảo quản trong hộp kín để giữ độ tươi. Đu đủ xanh có thể để ở nhiệt độ phòng để chín tự nhiên.
  • Không bảo quản đu đủ chín cùng với các loại trái cây khác: Đu đủ chín sinh ra khí ethylene, làm các trái cây khác nhanh hỏng. Nên bảo quản riêng để tránh ảnh hưởng.
  • Chọn đu đủ theo độ chín mong muốn: Nếu sử dụng ngay, hãy chọn đu đủ có màu vàng đều. Nếu chưa dùng ngay, chọn quả có vỏ xanh để bảo quản lâu hơn.
luu-y-khi-bao-quan-du-du
Lưu ý khi bảo quản đu đủ

Những câu hỏi thường gặp về đu đủ

Người bị tiểu đường có nên ăn đu đủ không?

Trả lời: Đu đủ chứa nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, nên ăn đu đủ với lượng vừa phải và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bệnh lý về tiểu đường.

Có nên ăn đu đủ khi đang bị đau dạ dày không?

Trả lời: Đu đủ chín có thể tốt cho tiêu hóa và giảm tình trạng khó tiêu nhờ vào enzyme papain. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng, nên tránh ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín.

dau-da-day-an-du-du-duoc-khong
Đau dạ dày ăn đu đủ được không?

Ăn đu đủ có gây dị ứng không?

Trả lời: Mặc dù đu đủ là một loại trái cây bổ dưỡng, một số người có thể bị dị ứng với enzyme papain có trong đu đủ. Nếu bạn có triệu chứng như phát ban, khó thở sau khi ăn, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ăn hạt đu đủ có ăn được không?

Trả lời: Hạt đu đủ có chứa chất chống oxy hóa và có thể hỗ trợ tiêu hóa, nhưng chúng có vị đắng và không nên ăn nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ.

hat-du-du-an-duoc-khong
Hạt đu đủ ăn được không?

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết giải đáp thắc mắc câu hỏi đu đủ kỵ gìNông sản Dũng Hà mình đã chia sẻ chi tiết nhất tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài viết này chị em nội trợ cần phải đọc để trang bị thêm cho mình thật nhiều thông tin sức khỏe bổ ích. Chỉ một chút sơ xuất nho nhỏ trong khâu chế biến thôi, chị em đã vô tình biến đu đủ từ lành tính trở thành một loại độc tính nguy hại tới sức khỏe của bản thân mình và cả gia đình.

Hy vọng rằng, với thông tin chia sẻ đầy đủ, tỉ mỉ trên đây sẽ mang tới cho mọi người thật nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Nếu chị em nào thấy bài chia sẻ này hay, bổ ích, hãy để lại cho mình một bình luận ở dưới chân bài viết này để mình có thêm nhiều động lực mang tới những kiến thức đời sống thật hữu ích nha.

Xin cảm ơn mọi người đã đón đọc. Xin chào và hẹn gặp lại mọi người ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Đừng bỏ lỡ: Hành tây kỵ gì? 5 thực phẩm “độc hơn thạch tín” nên tránh

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

2+ cách ngâm rượu quả nhàu trị đau lưng, mỏi gối hiệu quả

Rượu quả nhàu là một thức uống dân gian từ bao đời nay và được...

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button