Mâm cúng rằm tháng riêng cần có những gì? Ý nghĩa của chúng ra sao?

mam-co-giam-thang-rieng

Và cứ vào rằm tháng giêng hàng năm, nhà nào cũng chuẩn bị một mâm lễ để cúng gia tiên. Vậy mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì? Phải chuẩn bị chúng ra sao, để biết rõ thì hãy theo dõi tiếp phần viết tiếp theo của Nông Sản Dũng Hà nhé. 

ma com cung ram thang rieng

Vào những ngày đầu năm mới mâm lễ cúng rằm tháng giêng luôn là thứ để thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với các cụ tổ tiên.

Không những thế, mâm cúng rằm tháng giêng còn thể hiện cái tâm của người làm. Một trong những quan niệm của người Việt trong ngày rằm tháng giêng đó chính là: “ Lễ phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Đây là một quan niệm đã có từ thời xa xưa và đến bây giờ quan niệm đó vẫn được tiếp giữ. 

1. Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

Bạn đã biết ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng hay chưa? Và mâm cúng của ngày này cần có những gì? Đó luôn là những điều mà rất nhiều người luôn thắc mắc. 

Vào ngày 15/1 theo lịch âm là ngày Rằm tháng Giêng, đây là ngày có trăng tròn đầu tiên trong một năm mới. Và ngoài cái tên Rằm tháng Giêng thì chúng còn được biết đến với cái tên đó là Tết Nguyên Tiêu hay là Tết Thượng Nguyên, đây là một trong những cách nói của của các cụ thời xưa. 

Trong ngày Rằm tháng Giêng thì những lễ tết rất được coi trọng nên chúng ta sẽ thường thấy người Việt chuẩn bị mâm lễ cúng tại gia hoặc đi lễ chùa cầu bình an. 

ma com cung ram thang rieng

Trong đời sống tâm linh của người Việt thì việc cúng lễ rằm tháng giêng là một việc giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cho dù ngày nay cuộc sống của con người cũng đã hiện đại hơn, cuộc sống đô thị hóa cũng phổ biến hơn nhưng cũng không vì những điều đó mà làm mất đi những nét văn hóa của người Việt. 

Đây cũng được coi như là một nghi lễ truyền thống để kết thúc tháng Tết của truyền, cùng với đó là thời điểm để mọi người chính thức bước vào cuộc sống làm việc trong một năm mới. 

Với những Phật tử, những gia đình thờ Phật và theo đạo Phật thì những vào ngày rằm tháng giêng thì thường học sẽ làm nghi lễ cúng Phật để cầu bình an. 

>> Đọc thêm : Thực đơn 3 món chay ngày rằm thanh tịnh mà đủ chất dinh dưỡng

2. Thời gian thích hợp để tiến hành lễ cúng Rằm tháng Giêng

Vì đây là một trong những hoạt động tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nên cũng có rất nhiều người quan tâm đến việc thời gian tiến hành tiến lễ cúng rằm tháng giêng, và thường thì giờ Ngọ là thời gian thích hợp nhất ( giờ Ngọ rơi vào khung giờ từ 11 giờ đến 13 giờ). 

Lý do mà đây là giờ thích hợp nhất vì theo như các cụ thì đây là thời điểm mà Thần Phật giáng thế và nếu tiến hành tiến lễ vào thời thời điểm này cùng với sự thành tâm thì sẽ được các vị Chư Phật chứng giám lòng thành. 

Nếu như ngày hôm đó là một ngày bận bịu và bạn không thể thu xếp và chuẩn bị cho mâm lễ cúng rằm thì bạn cũng có thể tiến hành cúng trước vào ngày 14/1 cho đến 7 giờ tối ngày 15/1 âm lịch đều được. Và theo như người xưa thì những khung giờ đẹp trong hai ngày này đó là:

  • Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, từ 9 giờ đến 11 giờ trưa, từ 3 giờ đến 5 giờ chiều, từ 5 giờ đến 7 giờ tối ngày 14/1.

3. Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Tuy trong đời sống tâm linh của người Việt thì cúng Rằm tháng Giêng là một nghi lễ vô cùng quan trọng nhưng khi chuẩn bị mâm cỗ cúng lại vô cùng đơn giản và không cầu kỳ so với mâm cúng Tất Niên. Vì vào ngày này điều quan trọng nhất đó chính là lòng thành tâm của bạn. 

Đối với những gia đình theo đạo Phật mà không có thời gian ra chùa thì có thể chuẩn bị một mâm cỗ chay và cúng ở nhà. 

>> Đọc thêm: Thực đơn mâm cơm tất niên đơn giản mà đủ món cho dâu mới tham khảo

3.1. Mâm cúng mặn gia tiên ngày Rằm tháng Giêng gồm những gì?

3.1.2. Lễ vật trên mâm cúng mặn

ma com cung ram thang rieng

Nếu như gia đình của bạn không theo đạo Phật thì, mâm cỗ để cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ là mâm cỗ mặn. Cũng giống như mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày Ông Công Ông táo, hay mâm cỗ Tất Niên. Thường sẽ gồm 6 đĩa và 4 bát.

Đối với những gia đình khá giả hơn thì có thể chuẩn bị nhiều hơn, tuy nhiên bạn vẫn phải giữa đúng được số lượng bát đĩa chẵn. Và thường sẽ gồm 1 bát bóng, 1 bát măng ninh, 1 bát mọc và 1 bát miến. Với 6 đĩa thì sẽ gồm: thịt lợn, thịt gà, nem, giò hoặc chả, rau xào, dưa muối, bánh chưng hoặc xôi, cùng với đó là nước mắm chấm. 

Ngoài ra thì điều mà không thể thiếu trong bất cứ mâm cúng nào đó chính là bát cơm gạo tẻ. Gạo tẻ tượng trưng cho nền văn minh lúa nước của dân tộc ta chính vì thế mà chúng không thể thiếu trong những mâm cúng cỗ. 

>> Xem thêm: Bánh chưng nếp cẩm – Hương vị mới lạ nhưng vẫn đậm tính truyền thống.

Không những vậy, thì trong một mâm cúng người xa xưa còn quan niệm rằng phải có đầy đủ vị cho một mâm cỗ cúng từ nước chấm với vị mặn, thêm chút chua chua của dưa hành muối, thêm chút vị cay the của ớt. Và ngoài những món ăn truyền thống trên thì trong mâm cỗ cúng rằm tháng giêng còn phải có thêm hoa quả, rượu thuốc, trầu cau, vàng mã. 

3.1.2. Ý nghĩa của những món ăn trong mâm cúng mặn gia tiên

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao trong mâm cúng rằm tháng giêng lại phải là những món ăn truyền thống đó. Thì chúng ta có thể hiểu rằng những món ăn ngon đều mang những nét ý nghĩa riêng. Ví dụ như trong ngày lễ Tết thì chúng ta không thể thiếu bánh chưng. Đây là biểu tượng cho lòng hiếu thảo, sự tôn trọng đối với người lao động cũng như thể hiện cho một năm mới tràn đầy an khang, sung túc.

Bánh chưng là một món ăn ngày Tết truyền thống của người dân miền Bắc, còn đối với miền Nam thì đó chính là bánh Tét. 

ma com cung ram thang rieng

Ngoài ra thì trong mâm cỗ chúng ta còn thấy xôi gấc thường được dùng để cúng tổ tiên đầu năm. Người ta thường quan niệm rằng màu đỏ của xôi tượng trưng cho những điều may mắn tốt đẹp.

Đồng thời thì việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng theo chuẩn tín ngưỡng ngũ hành cũng là một điều rất quan trọng. Ví dụ như dưa hành rau củ thể hiện dương, thịt lợn luộc thể hiện cho âm, còn bát nước chấm đặt ở giữa mâm cúng thể hiện cho vũ trụ, kết nối cho cổ kim. 

3.2. Mâm cúng chay tại gia ngày Rằm tháng Giêng gồm những gì?

3.2.1. Lễ vật cúng chay tại gia

Đối với những gia đình theo đạo Phật, thờ cúng phật và theo quan niệm không nên sát sinh vào những ngày mùng một hay ngày rằm thì thường sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng với những món ăn chay. Thường thì trong mâm cỗ cúng chay sẽ là chè xôi, hoa quả, bánh trôi nước, và các món xào.

Trong một mâm cỗ chay thì không quá cầu kỳ, và điều quan trọng nhất đó chính là lòng thành tâm. Thường thì các món chay sẽ có nhiều màu sắc. 

ma com cung ram thang rieng

3.2.2. Ý nghĩa của những món cúng trên mâm cỗ chay

Cũng giống như mâm cỗ mặn thì mâm cỗ chay cũng có ngũ hành và đại diện từ những màu sắc của món ăn. Hành hỏa được tượng trưng bởi màu đỏ, hành mộc được tượng trưng bởi màu xanh, hành kim được tượng trưng bởi màu vàng, hành thổ tượng trưng bởi màu đen, hành thủy được tượng trưng bởi màu trắng. Đồng thời món chè trôi nước tượng trưng cho mọi việc trong một năm mới đều có thể trôi chảy.

3.3. Mâm cúng Rằm tháng Giêng tại chùa gồm những gì?

Trong phật giáo thì rằm tháng giêng cũng là một trong những ngày quan trọng của Phật giáo. đây là thời điểm những tín đồ Phật giáo thực hiện nghi lễ cúng thể hiện lòng tôn kính với chư Phật. Không những vậy vào những ngày này thì hầu hết các chùa chiền đều tổ chức nghi lễ cúng rằm tháng giêng trước là để cúng Phật sau là để cầu cho quốc thái dân an, vì vậy mà cả những người không theo đạo Phật thì cũng đều có thể đến chùa cầu bình an vào ngày này. 

ma com cung ram thang rieng

Khi đến chùa thì lễ vật không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một chút hoa quả, bánh trái, hương hoa là được. Điều quan trọng ở đây vẫn chính là lòng thành tâm của bạn.

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ với bạn đọc ở trên đều là những quan niệm dân gian từ xa xưa, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, nên mọi thứ đều mang tính chất tham khảo. Tuy là vậy nhưng là một người Việt thì chúng ta cũng hãy nên giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người Việt. Vì thế mà bạn nên chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng sao cho ý nghĩa và thành tâm nhất.

Chúc bạn đọc của Nông Sản Dũng Hà có một sức khỏe tốt và luôn hạnh phúc. 

 

Chia sẻ

Bình luận

Trả lời

Các bài viết khác

Giá dâu tây Đà Lạt hiện nay bao tiền? Cập nhật giá mới nhất?

Giá dâu tây Đà Lạt hôm nay trên thị trường dao động từ 100.000vnđ đến...

Giá quả la hán bao nhiêu 1kg hôm nay? Giá mới nhất 2024?

Giá la hán quả khô dao động từ 120.000vnđ đến 280.000vnđ/kg tùy thuộc vào thương...

TOP “N” những loại trái cây đặc sản Miền Tây nổi tiếng nhất

Miền Tây không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, những cánh đồng xanh...

Hướng dẫn cách ngâm rượu với nấm linh chi đơn giản tại nhà

Nấm linh chi từ xa xưa đã được đánh giá là một loại dược liệu...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button