1. Lợi ích của rau ngót
Lợi ích của rau ngót có rất nhiều. Cây rau ngót giúp tăng nhiều việc sản xuất sữa mẹ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.Trong dân gian, lá của rau ngót tốt cho việc điều trị các bệnh và giảm cân. Lá rau ngót chưa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng. Các vi chất dinh dưỡng có thể là các hợp chất phenolic: carotenoid, vitamin chống oxy hóa. Một số khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường. Bên cạnh đó, rau ngót còn chưa nhiều khoáng chất thiết yếu:Na, Ca, P, Fe, MG,... để cần thiết cho các hoạt động thể dục.
Cùng hàm lượng đạm cao, chúng ta nên chọn rau ngót vào thực đơn ăn chay của gia đình mình. Việc sử dụng protein thực vật thay cho động vật sẽ góp một phần vào hạn chế các quá trình chuyển hóa Ca, ngăn ngừa sỏi thận, loãng xương. Rau ngót còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, góp phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, ăn nhiều rau ngót sẽ giúp cơ thể bổ sung vitamin, vi chất dinh dưỡng, khoáng chất.
Một số lợi ích của rau ngót:
- Rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc
- Rau ngót giúp trị ho, sốt cao và nổi ban
- Rau ngót giúp kiểm soát tốt đường huyết
2. Một số các nấu canh rau ngót chuẩn vị
2.1 Cách nấu canh rau ngót với thịt băm
2.1.1 Nguyên liệu
- Rau ngót
- Thịt lợn băm
- Hành tím
- Một số gia vị thông dụng
2.1.2 Cách chế biến thịt băm với rau ngót
- Bước 1: Bước đầu tiên, bạn cần phải sơ chế nguyên liệu, rau ngót bạn tước lấy lá rồi bỏ những lá sâu, lá héo đi rồi rửa sạch để ráo. Thịt băm thì bạn cho ra bát rồi ướp với 2 củ hành tím đã băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, thìa cà phê bột ngọt và một chút muối. Tiến hành trộn và ướp trong khoảng 20 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
- Bước 2: Bạn đặt một nồi lên bếp rồi cho vào nồi 1 lít nước rồi tiến hành đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi thì cho hết thịt xay vào rồi khuấy đều, đợi nước sôi một lần nữa thì vớt hết bọt và cho rau ngót vào. Bạn nêm nếm thêm chút hạt nêm, bột ngọt và muối. Chúng ta khuấy đều canh 1,2 lần nữa và nước sôi lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tiến hành tắt bếp và múc canh ra bát.
2.2 Cách nấu canh rau ngót với mướp
2.2.1 Nguyên liệu
- Rau ngót
- Thịt lợn băm
- Mướp
- Hành lá
- Một số gia vị thông dụng
2.2.2 Hướng dẫn cách chế biến canh rau ngót với mướp
- Bước 1: Bước đầu tiên là tuốt hết lá rau ngót khi bạn mua về rồi rửa sạch, vò nhẹ. Bạn gọt vỏ mướp rồi mang đi rửa sạch, tiếp đó thái đôi theo chiều dọc, cắt đôi theo kiểu khoanh tròn cỡ nửa đốt ngón tay. Hành lá bạn rửa sạch và cắt khúc cỡ 1 đốt ngón tay.
- Bước 2: Tiếp đó, bạn bắc một nổi lên bếp, cho 1 lít nước vào nồi đun ở nhiệt độ cao đến khi thấy nước sôi lăn tăn thì bạn cho thịt xay vào. Sau đó vớt hết bọt đến khi nước trong và sôi to lên thì cho rau ngót vào đảo đều ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 2 phút.
- Bước 3: Tiếp theo cho mướp đã gọt vỏ, rửa sạch vào cùng với rau ngót. Bạn thử nêm nếm lần lượt hạt nêm, muối, bột ngọt vào rồi khuấy đều cho các gia vị tan hết. Nước bắt đầu sôi già thì cho hành lá đã cắt khúc vào rồi tắt bếp.
2.3 Cách nấu canh rau ngót với xương
2.3.1 Nguyên liệu
- Xương sườn
- Rau ngót
- Hành củ
- Một số gia vị thông dụng: muối, mắm,…
2.3.2 Các bước chế biến canh rau ngót với xương
- Bước 1: Xương sau khi bạn mua về thì băm thành từng miêng vừa ăn rồi luộc, chần lại qua nước sôi. Rau ngót bạn bỏ cuống, nhặt các lá úa và héo. Bạn có thể võ nát rau ra để khi nấu với canh xương lá sẽ mềm hơn. Hành tím bạn bóc bỏ vỏ ra rồi đập dâp băm.
- Bước 2: Bạn đặt một chảo lên bếp rồi phi dầu ăn cùng hành tím phi thơm cho thật vàng rồi cho xương vào đảo cùng mắm, muối, hạt nêm. Xào khô trong 5 phút thì thêm nước vào. Tiến hành vặn lửa nhỏ để ninh xương chín.
- Bước 3: Trong quá trình đợi cho xương chín nhừ thì bạn dùng chảo rau ngót với chút ra gia vị cho rau tái đi. Khi xương gần chín nhừ thì bạn thả rau ngót đã xào vào nồi. Tiến hành đun thêm tầm 5-6 phút nữa thì bạn nêm nếm lại cho các gia vị thật vừa ăn thì tắt bếp.
Xem thêm: CỦ DỀN NẤU MÓN GÌ NGON? TỔNG HỢP CÁC MÓN ĂN TỪ CỦ DỀN THƠM NGON
2.4 Cách nấu canh rau ngót với thịt bò
2.4.1 Nguyên liệu
2.4.2 Các bước chế biến rau ngót với thịt bò
- Bước 1: Thịt bò khi bạn mua về rửa thật sạch. Để khử được mùi hôi của thịt bò thì bạn lấy 1 củ gừng đập dập rồi chà xát lên toàn bột miếng thịt rồi để ngâm trong khoảng 2 phút.
- Bước 2: Tiếp theo, rửa thịt lại bằng muối pha loãng rồi rửa lại cùng với nước sạch. Bạn tiến hành ướp thịt cùng thìa canh hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu và tỏi băm nhỏ rồi để khoảng 20 phút cho thịt thấm đều gia vị. Rau ngót bạn mua về rồi tuốt lấy lá và bỏ những lá sâu, lá héo đi rồi rửa sạch. Rau ngót mua về tước lấy lá, bỏ những lá sâu, lá héo rồi sạch. Đặt một chảo lên bếp, cho vào chảo 1 thìa cà phê dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho hết thịt bò đã ướp vào rồi xào sơ khoảng 2 phút để cho thịt săn lại rồi múc ra bát.
- Bước 3: Đặt nồi lên bếp rồi dùng 1 chút nước tráng chảo vừa xào thịt rồi đổ vào nồi một chút nước, đậy nắp và đun sôi. Nước bạn đun sôi, vớt bọt rồi tăng lửa lớn. Bạn cho rau ngót vào cùng 1 thìa canh hạt nêm, muối vào. Bạn đợi nước sôi lại 1 lần nữa rồi cho hết thịt bò đã xào vào rồi khuấy nhẹ. Bạn nêm nếm lại cho vừa ăn và tiến hành tắt bếp.
2.5 Cách nấu rau ngót với mùng tơi
2.5.1 Nguyên liệu
-
1 bó rau ngót
-
1 bó rau mồng tơi
-
100g chả cá thác lác
-
1 trái ớt (có thể không cần)
2.5.2 Các bước chế biến nguyên liệu
- Bước 1: Rau ngót và rau mùng tơi bạn tuốt và nhặt lá. Về phần chả thì bạn cho chút dầu ăn, nước mắn, bột ngọt và tiêu rồi xong thì vo thành từng viên nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Tiếp đó, bạn nấu 1 nồi nước, khi thấy nước bắt đầu sôi thì bạn thả những viên chả vào nồi rồi thái hành rủ. Vớt bọt cho trong nước rồi cho rau vào, nêm các gia vị thật vừa ăn.
Tham khảo thêm: CÁCH NẤU CÁC MÓN CANH BÔNG HẸ THANH MÁT MÙA HÈ CHO CẢ GIA ĐÌNH BẠN
3. Cách lựa chọn rau ngót tươi ngon để nấu canh
Để có món canh rau ngót thơm ngon và bổ dưỡng, việc chọn rau ngót tươi, sạch là rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chọn được rau ngót chất lượng:
- Lá rau ngót còn xanh đậm và không bị héo: Rau ngót tươi thường có lá xanh đậm, bề mặt lá bóng và không có dấu hiệu héo úa. Những lá quá già hoặc quá non sẽ không mang lại hương vị thơm ngon nhất cho món canh.
- Thân rau không quá cứng hoặc quá mềm: Chọn những bó rau ngót có phần thân mềm nhưng vẫn chắc tay, không nên chọn những cành quá cứng vì chúng có thể già và khó nấu mềm. Đồng thời, những bó rau quá mềm có thể đã bị dập hoặc không còn tươi.
- Tránh rau ngót có vết sâu bệnh hoặc đốm lạ: Khi mua, hãy kiểm tra kỹ xem lá có bị sâu đục hay xuất hiện những đốm lạ hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy rau đã bị sâu bệnh hoặc không được chăm sóc đúng cách.
- Ngửi thử mùi rau ngót: Rau ngót tươi có mùi thơm nhẹ, đặc trưng. Nếu cảm nhận được mùi lạ, chẳng hạn như mùi hóa chất hoặc mùi hôi, bạn nên tránh mua.
- Chọn rau ngót trồng theo phương pháp tự nhiên: Nếu có thể, hãy chọn rau ngót từ các nhà cung cấp uy tín, trồng theo phương pháp hữu cơ hoặc an toàn thực phẩm. Những loại rau này không chỉ đảm bảo độ tươi ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.
4. Đối tượng nên và không nên ăn canh rau ngót
4.1 Đối tượng nên ăn canh rau ngót
- Người bị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ làm mềm phân và giúp điều trị táo bón hiệu quả.
- Người muốn giảm cân: Rau ngót ít calo, giàu chất xơ và các dưỡng chất quan trọng, giúp người ăn có cảm giác no lâu mà không làm tăng cân. Đây là món ăn lý tưởng cho người đang thực hiện chế độ giảm cân.
- Người có nhu cầu bổ sung canxi: Rau ngót giàu canxi, rất tốt cho xương khớp, phù hợp với những người có nhu cầu bổ sung canxi như trẻ em đang trong giai đoạn phát triển hoặc người lớn tuổi.
- Người sau phẫu thuật hoặc cần hồi phục sức khỏe: Canh rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc và bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật hoặc các bệnh mạn tính.
- Phụ nữ sau sinh: Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh kích thích co bóp tử cung, làm sạch sản dịch và nhanh chóng lấy lại sức khỏe sau sinh.
4.2 Đối tượng không nên ăn canh rau ngót
- Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu: Rau ngót có tác dụng kích thích co bóp tử cung, có thể gây nguy cơ sảy thai nếu tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
- Người bị đau dạ dày: Do tính hàn của rau ngót, người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mắc bệnh đau dạ dày có thể gặp phải tình trạng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy nếu ăn quá nhiều rau ngót.
- Người bị dị ứng với rau ngót: Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với rau ngót, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay hoặc khó thở. Nếu đã có tiền sử dị ứng với rau ngót, tốt nhất nên tránh sử dụng.
- Người mới ốm dậy có hệ tiêu hóa yếu: Với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mới ốm dậy, rau ngót có thể gây lạnh bụng và khó tiêu nếu không được chế biến kỹ lưỡng.
5. Những lưu ý khi nấu canh rau ngót để đảm bảo hương vị
Để món canh rau ngót có hương vị thơm ngon và giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Vò nhẹ lá rau ngót trước khi nấu: Rau ngót nên được vò nhẹ trước khi nấu để làm mềm lá và giúp gia vị thấm đều hơn vào rau, từ đó làm tăng hương vị cho món canh. Tuy nhiên, không nên vò quá nát vì sẽ làm rau mất đi màu xanh tự nhiên và vitamin.
- Không nên nấu rau ngót quá lâu: Rau ngót chỉ cần nấu khoảng 5-7 phút là vừa chín tới. Nấu quá lâu sẽ làm rau bị nát, mất đi hương vị tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C.
- Nêm gia vị đúng lúc: Bạn nên nêm gia vị khi nước canh vừa sôi để đảm bảo gia vị hòa tan đều và thấm vào rau. Tránh nêm quá sớm vì sẽ làm rau mất đi độ tươi ngon.
- Sử dụng nước dùng thanh, nhẹ: Để món canh có hương vị thanh mát, bạn nên sử dụng nước dùng từ xương hầm hoặc tôm khô. Nước dùng quá đậm hoặc nhiều dầu mỡ sẽ làm mất đi sự thanh nhẹ đặc trưng của canh rau ngót.
6. Kết luận
Hãy cùng bạn bè và những người thân yêu thưởng thức các món canh rau ngót vào mùa hè thật là tuyệt vời! Nông sản tươi Dũng Hà hy vọng rằng với những cách nấu rau ngót gợi y phía trên sẽ giúp bạn thiết kế thành nhiều bữa cơm đa dạng cho cả nhà. Đừng quên theo dõi Dũng Hà để cập nhập thêm nhiều thông tin vô cùng thú vị nhé!