Rau mồng tơi luôn là loại rau được rất nhiều gia đình yêu thích bởi tính mát, ngon miệng và giàu dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, việc chế biến sai cách có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt là việc kết hợp mồng tơi cùng với các thực phẩm đại kỵ. Vậy, mồng tơi kỵ với gì, ai không nên ăn mồng tơi, tác dụng và tác hại của việc sử dụng mồng tơi sai cách là gì? Cùng chuyên mục sức khỏe của Nông sản Dũng Hà đi tìm lời giải đáp bạn nhé.
Rau mồng tơi là gì?
Rau mồng tơi hay còn được gọi là rau mùng tơi, là một loại rau thuộc họ mồng tơi, tên gọi khoa học là Basellaceae. Cây rau mồng tơi là một loại cây leo, dài 1.2 – 2m, có tuổi đời trung bình khoảng 1 – 2 năm. Lá mồng tơi có màu xanh đậm, dày, mặt dưới có nhiều gân màu tím. Bộ phận được thu hoạch sử dụng đó chính là lá và những đọt non.
Tác dụng của rau mồng tơi?
Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, PP, canxi, sắt, magie, photpho,… Mồng tơi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh mồng tơi, rau mồng tơi xào tỏi,…
Cải thiện đau nhức xương khớp
Trong rau mồng tới chứa hàm lượng Canxi rất lớn. Canxi là một chất quan trọng đối với hệ thống xương khớp và răng. Canxi giúp tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.
Cải thiện chức năng sinh lý nam
Rau mồng tới có công dụng tốt trong việc cải thiện chức năng sinh lý nam giới nhờ vào hàm lượng Vitamin A và chất nhầy. Chất nhầy trong rau mồng tơi đảm nhiệm vai trò tăng độ nhớt của tinh dịch, làm chậm quá trình xuất tinh, từ đó giúp kéo dài thời gian quan hệ. Vitamin A đóng vai trò sản sinh testosterone, hormone sinh dục nam, có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh lý nam giới.
Đừng bỏ lỡ: ĐU ĐỦ KỴ GÌ? 7+ THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KẺO “CHẾT NGƯỜI”?
Trị mụn nhọt, trứng cá
Rau mồng tới có vị ngọt, tính hàn, được biết tới như một món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Từ đó, làm giảm tình trạng nóng trong người – nguyên nhân chính dẫn đến mụn nhọt, trứng cá. Rau mồng tới cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, vitamin A, C, giúp chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Nâng cao hệ miễn dịch
Rau mồng tơi là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, E, K, cũng như các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, kali và mangan. Những vitamin và khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Rau mồng tơi có vị ngọt, tính hàn, vào kinh can, tỳ, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, nhuận tràng, dưỡng huyết,… rất tốt cho những người bị nóng trong người, nổi mụn nhọt, rôm sảy. Với đặc tính nhầy, rau mồng tơi giúp nhuận tràng, trị táo bón, đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Cải thiện tuyến sữa
Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A, C và K, cũng như folate, sắt và canxi. Những chất dinh dưỡng này đều quan trọng đối với sản xuất sữa mẹ. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển và chức năng của các mô, bao gồm cả mô vú. Chất kích thích tiết sữa là galactogogue, chất này giúp tăng sản xuất sữa mẹ.
Chữa đầy bụng, ăn không tiêu
Rau mồng tơi có tính mát, vị ngọt, hơi nhạt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau và nâng cao sức khỏe hệ thống tiêu hóa đường ruột.
Duy trì huyết áp ổn định
Rau mồng tơi là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và K, cũng như folate, kali và magiê. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện huyết áp duy trì ổn định.
Rau mồng tơi kỵ với gì? Tránh ngay 4 thực phẩm sau kẻo “mất mạng”?
Rau mồng tơi rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể gây ra những phiền toái không mong muốn. Dưới đây chính là giải đáp về mồng tơi kỵ với gì giúp bạn có thêm sự hiểu biết và sử dụng loại rau này đúng cách hơn.
Rau mồng tơi kỵ với thịt bò
Cả rau mồng tơi và thịt bò đều là những thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng thiết yếu. Nếu chế biến riêng thành từng món ăn thì chúng hoàn toàn lành tính, không gây quá nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến chung mồng tơi cùng thịt bò thì chúng sẽ tác động nguy hiểm tới sức khỏe. Lý do là vì:
- Rau mồng tơi có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Trong khi đó, thịt bò là thực phẩm có tính nóng, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết. Khi kết hợp thịt bò cùng rau mồng tơi, tính hàn của rau mồng tơi sẽ làm giảm tác dụng bổ dưỡng của thịt bò. Đồng thời, chúng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu,…
Đừng bỏ lỡ: SU HÀO KỴ VỚI GÌ? LƯU Ý KHI DÙNG KẺO “MẤT MẠNG NHƯ CHƠI”?
Rau mồng tơi kỵ với gì? Rau mồng tơi kỵ thực phẩm giàu Canxi
Việc kết hợp rau mồng tơi chung với các thực phẩm giàu Canxi là điều cấm kỵ bạn không nên áp dụng. Lý do là vì:
- Trong rau mồng tơi chứa rất nhiều Axit Oxalic, một chất có thể liên kết với Canxi tạo thành một hợp chất không hòa tan. Hợp chất này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể, dẫn tới nguy cơ loãng xương và các vấn đề về sức khỏe khác.
Thực phẩm giàu Canxi nằm trong danh sách rau mồng tơi kỵ gì mà bạn nên tránh đó là: Sữa, sữa chua, phô mai, cua, tôm, ốc, cá mòi, cá hồi, xương hầm, rau bina, cải xoăn, đậu phụ. Để cơ thể hấp thụ đầy đủ Canxi, bạn nên ăn rau mồng tơi cách xa thực phẩm giàu Canxi khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Rau mồng tơi kỵ thực phẩm giàu Sắt
Sắt chính là một khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành máu để nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bủn rủn tay chân, hoa mắt chóng mắt. Nếu bạn chế biến những thực phẩm giàu Sắt với rau mồng tơi thì đó là điều hoàn toàn bạn không nên làm. Nguyên nhân là do:
- Rau mồng tơi chứa nhiều axit oxalic. Axit này có thể liên kết với sắt tạo thành hợp chất sắt oxalat. Hợp chất này không hòa tan, khó hấp thu vào cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Một số thực phẩm giàu sắt mà bạn không nên kết hợp chung với rau mồng tơi như: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, củ dền.
Rau mồng tơi kỵ với gì? Rau mồng tơi kỵ thực phẩm chứa Axit
Các thực phẩm chứa nhiều Axit cũng nằm trong danh sách cấm kỵ không tốt khi ăn chung với rau mồng tơi. Lý do là vì:
- Rau mồng tơi chứa nhiều axit oxalic. Đây là một loại axit tự nhiên có thể liên kết với canxi và sắt trong cơ thể. Chất này sẽ tạo thành các hợp chất khó tan. Axit oxalic dư thừa có thể kết tinh trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận.
- Khi ăn rau mồng tơi cùng với thực phẩm chứa axit, axit trong thực phẩm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ axit oxalic của cơ thể. Từ đó, dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi và sắt.
Thực phẩm chứa nhiều axit mà bạn nên hạn chế ăn chung với rau mồng tơi như: cà chua, cam, bưởi, chanh, dấm, rượu vang.
Đừng bỏ lỡ: MƯỚP HƯƠNG KỴ VỚI GÌ? 3 THỰC PHẨM TRÁNH XA KẺO “CHẾT NGƯỜI”
Rau mồng tơi kỵ với gì? Nhóm đối tượng không nên ăn mồng tơi?
Rau mồng tơi không chỉ kỵ với thịt bò, thực phẩm giàu Canxi, Sắt, Axit và còn kỵ cả một số nhóm đối tượng dưới đây:
Rau mồng tơi kỵ người sỏi thận
Rau mồng tơi rất kỵ với người mắc bệnh sỏi thận. Lý do là vì:
- Rau mồng tơi chứa rất nhiều Axit Oxalic. Đây là một chất có thể kết hợp với Canxi trong cơ thể để tạo thành sỏi thận.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ, lượng Axit Oxalic khuyến nghị hàng ngày là 100mg đối với người mạnh khỏe. Tuy nhiên, những người bị sỏi thận nên hạn chế lượng Axit Oxalic xuống 50mg/ngày.
Rau mồng tơi kỵ người đau dạ dày
Rau mồng tơi được khuyến cáo là không tốt đối với người mắc bệnh về đau dạ dày. Lý do là vì:
- Rau mồng tơi chứa rất nhiều Axit Oxalic. Axit này có thể kết hợp với Canxi trong cơ thể tạo thành sỏi Canxi. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có tính hàn mạnh, ăn nhiều có thể làm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng trở nên trầm trọng hơn.
Đừng bỏ lỡ: CHUỐI KỴ GÌ? 4+ THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KẺO “MẤT MẠNG NHƯ CHƠI”?
Rau mồng tơi kỵ với gì? Rau mồng tơi kỵ người cơ thể hàn
Người cơ thể hàn thường có các biểu hiện như: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu chảy, ỉa lỏng, ăn uống không ngon miệng,… Trong khi đó, rau mồng tơi có tính hàn mạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi ăn rau mồng tơi, tính mát của rau sẽ làm cho các triệu chứng này trở nên nặng hơn. Rau mồng tơi có thể gây khó tiêu, tiêu chảy ở người cơ thể hàn.
Rau mồng tơi kỵ người hệ tiêu hóa kém
Rau mồng tơi có vị ngọt, tính hàntrơn, nhiều chất nhầy, và chứa nhiều axit oxalic. Những yếu tố này có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của những người vốn đã yếu, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí là sỏi thận.
Rau mồng tơi kỵ người mắc bệnh gút
Trong rau mồng tới chứa hàm lượn Purin rất lớn. Khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Với người bình thường, axit uric sẽ bài tiết qua đường niệu. Tuy nhiên, ở người bệnh gút, quá trình bài tiết axit uric gặp khó, dẫn đến axit uric tích tụ trong máu, gây ra các đợt gút cấp.
Rau mồng tơi kỵ với gì? Rau mồng tơi kỵ người mắc bệnh thận
Rau mồng tơi chứa hàm lượng Purin cao. Khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành Axit Uric. Axit Uric dư thừa có thể dẫn đến sỏi thận, tổn thương thận. Bên đó, rau mồng tơi cũng chứa rất nhiều Axit Oxalic, có thể kết hợp với Canxi trong cơ thể tạo thành sỏi Canxi Oxalat. Sỏi thận có thể gây đau đớn, tắc nghẽn đường tiết niệu, ảnh hưởng tới chức năng thận.
Đừng bỏ lỡ: DƯA CHUỘT KỴ GÌ? TOP THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KẺO “MẤT MẠNG”
Như vậy, Nông sản Dũng Hà đã chia sẻ xong cho bạn về thắc mắc xung quanh việc rau mồng tơi kỵ với gì, ai không nên ăn rau mồng tơi và tác dụng của rau mồng tơi như nào với sức khỏe nhé. Hy vọng rằng, qua bài chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề cần tránh khi chế biến rau mồng tơi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.