Đậu cúc nấu món gì? Cách chế biến đậu cúc thơm ngon, dinh dưỡng

Đậu cúc hiện nay chưa được biết tới nhiều tại Việt Nam. Những loại đậu này lại tốt cho sức khỏe, chế biến ra nhiều món ăn dồi dào dinh dưỡng. Vậy đậu cúc nấu món gì? Cùng nông sản Dũng Hà tìm hiểu cách chế biến đậu cúc ngon, bổ dưỡng trong bài viết này nhé

Đậu cúc là đậu gì?

Đậu cúc là hạt của cây thuộc loài Phaseolus Vulgaris trong họ Đậu, tên tiếng Anh là Pinto Beans. Đậu cúc còn gọi là đậu pinto, là giống cây thuộc họ đậu, hạt dạng hình bầu dục giống như cúc áo và có nhiều đốm màu. Có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để làm món ăn như: món xào, món salad, hầm, súp, cháo hoặc nghiền bột làm bánh,…

Theo nhiều nghiên cứu, đậu pinto chứa hàm lượng đạm rất dồi dào, tương đương với đạm trong động vật và cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác. Ngoài ra, còn chứa nhiều dưỡng chất nhóm B, giàu sắt và chất xơ, ít chất béo và calorie.

Đậu cúc có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau này được trồng phổ biến ở Hoa Kỳ và Mexico. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đậu Pinto nhập khẩu từ Mexico, Hoa Kỳ, Ấn Độ,... Với chất lượng hạt tương đương nhau.

Về cây đậu cúc, đây là oại cây thân thảo có thể mọc thẳng hoặc leo trên hàng rào có sẵn (gần giống đậu cove ở Việt Nam). Hoa đậu cúc màu tím vàng hơi trắng, thường mọc từ những nhánh ở thân cây. Quả đậu cúc hình thuôn dài tương tự những loại đậu ở Việt Nam, độ dài quả trung bình khoảng 5 - 8cm, bên trong có 3-5 hạt tùy vào độ dài quả.

Quả đậu cúc còn xanh có màu xanh (giống đậu cove) và khi chín vỏ quả đậu cúc ngả dần sang tím hơi vàng. Để lấy hạt thì sau khi thu hoạch quả chín, người thu hoạch sẽ mang quả đậu cúc phơi hoặc rang sấy khô sau đó tách lớp vỏ vàng này, và lấy hạt bên trong.

dau-cuc

Đậu cúc mọc mầm có ăn được không?

Đậu pinto nảy mầm chứa nhiều đạm và những chất dinh dưỡng khác nhiều hơn đậu nguyên hạt hay đậu khô. Vì thế, có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Cách bảo quản đậu cúc tốt nhất

Bảo quản đậu trong 3 ngày

Sau khi mở bao bì đậu cúc, nên để trên cao, thoáng khí và ít ánh sáng. Không nên để đậu nơi ẩm, thấp để không bị nấm mốc và mất dinh dưỡng. Nếu nấu đậu, nên ăn ngay hoặc cho vào hộp kín khí, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản khi sử dụng 1 tháng

Có thể giữ đậu cúc trong thời gian 1 tháng mà chất dinh dưỡng vẫn còn nguyên vẹn. Nếu cho vào lọ nhựa hoặc túi chân không, hãy chia thành nhiều phần nhỏ, dùng cho mỗi lần. Rồi cho toàn bộ vào ngăn đông tủ lạnh.

Đậu cúc nấu món gì? Những món ăn ngon từ đậu cúc

Đậu cúc nấu món gì - Sữa đậu cúc

Nguyên liệu cần có

  • 200g đậu cúc
  • 3 quả óc chó, 2 quả chà là
  • lá dứa
  • đường trắng, muối, sữa đặc

Sơ chế các nguyên liệu

  • Đậu cúc rửa sạch, bỏ hạt hỏng và ngâm trong nước lạnh 6 tiếng
  • Hạt óc chó tách vỏ, rang chín
  • Lột vỏ, bỏ hạt quả chà là
  • Lá dứa rửa sạch, thái khúc

Thực hiện nấu sữa đậu cúc

  • Cho đậu cúc, hạt óc chó, chà là vào máy xay sinh tố. Thêm 1,5 lít nước xay cho tới khi những loại hạt thành bột mịn.
  • Sử dụng dụng cụ lọc (túi vải, khay lọc), đổ hỗn hợp vừa xay vào túi lọc, lọc lấy nước, bỏ bã đi. Tiếp tục lọc lại lần 2, lần 3 để sữa không có bã bên trong.
  • Đổ nước đã lọc kỹ vào nồi, thêm lá dứa vào nấu, để lửa vừa. Khi sữa sôi, mở nắp và lấy thìa gạt phần bọt nổi, bỏ ra ngoài. Tiếp tục đun khoảng 30 phút với lửa nhỏ.
  • Tắt bếp, cho đường và sữa đặc đã chuẩn bị vào sữa rồi khuấy đều lên.
  • Để nguội và thưởng thức, có thể thêm đá để uống ngon hơn.

sua-dau-cuc

Đậu cúc nấu

Chuẩn bị các nguyên liệu

  • Đậu Cúc: 200g
  • Tỏi
  • Lá quế
  • Bột thì là
  • Bột ớt, muối

Cách nấu đậu cúc

  • Ngâm đậu Pinto với nước lạnh khoảng 6 tiếng, sau khi lọc hạt hỏng, kém chất lượng. Vớt đậu ra, cho vào nồi đun với nước, thêm tỏi giã nhuyễn, muối và lá quế vào nồi. Đợi tới khi nước trong nồi sôi lên, cho bột ớt và thì là vào cùng lúc.
  • Canh đậu sôi khoảng 25 phút, lấy đũa ấn vào hạt đậu, nếu mềm là nó đã chín, còn cứng thì đun tiếp để chín hẳn. Sau đó, tắt bếp vớt đậu ra rổ, để ráo. Lúc này, chỉ việc chế biến đậu cùng thực phẩm khác như rau, thịt là có món ăn đầy dinh dưỡng rồi.

Đậu cúc nấu món gì - Xôi đậu cúc

Nguyên liệu cần có

  • 200gr đậu cúc
  • 350gr gạo nếp
  • Nước cốt dừa, dừa tươi nạo
  • muối

Sơ chế các nguyên liệu

  • Loại bỏ hạt đậu sâu, hỏng, rửa sạch và ngâm khoảng 6 tiếng.
  • Ngâm gạo nếp khoảng 2 tiếng.

Thực hiện món xôi đậu khúc

  • Vo gạo và rửa lại đậu cúc đã ngâm rồi cho vào nồi cơm điện trộn đều nhau, thêm muối vào sau đó thêm nước, nước cốt dừa, dừa tươi nạo.
  • Đậy nắp và bật nút “cook” nấu.
  • Khi xôi đã chín, chuyển sang chế độ hâm cơm. Lấy đũa đảo đều phần xôi lên, sau đó đợi 5 phút sau bật lại nút “cook” tiếp tục nấu.
  • Khi xôi chín, chuyển sang chế độ hâm, chờ khoảng 10 - 15 phút nữa là có thể thưởng thức.
  • Xôi đậu cúc chín thơm, mềm, bùi. Có thể múc xôi ra đĩa hoặc lá sen để trang trí.

Sườn nấu đậu cúc

Nguyên liệu cần có

  • sườn non
  • củ cà rốt
  • 200g đậu cúc
  • 100g đậu Hà Lan
  • củ khoai tây
  • quả cà chua
  • Gia vị: Muối, nước mắm, đường, hạt nêm

Cách làm sườn nấu đậu cúc

  • Bước 1: Đậu cúc rửa sạch, ngâm cho mềm rồi cho vào ít muối, nấu cho tới khi đậu mềm.
  • Bước 2: Sườn chặt miếng nhỏ vừa ăn, nêm nước mắm, muối, bột nêm, đường.
  • Bước 3: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ hoặc tỉa hoa tuỳ ý. Khoai tây gọt vỏ, thái làm 4. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau. Cho chảo lên bếp, thêm dầu ăn rồi chiên sơ khoai tây và cà rốt cho vàng. Làm thế để khoai tây và cà rốt không nát khi nấu.
  • Bước 4: Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, hạt. Thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Có thể sử dụng cà chua đóng hộp nếu thích.
  • Bước 5: Cho chảo lên bếp, cho vào dầu ăn rồi cho tỏi băm, đảo cho tỏi vàng thì cho sườn đã ướp vào, xào cho thịt săn thì thêm cà chua đã xay vào. Trộn đều rồi cho nước ngập sườn, để lửa nhỏ nấu cho tới khi sườn mềm.
  • Bước 6: Khi sườn mềm thì thêm cà rốt và khoai tây đã chiên vào, nấu tới khi sôi nước thì cho đậu cúc đã mềm và đậu Hà Lan vào, nêm lại gia vị cho vừa miệng.
  • Bước 7: Quấy đều 1 thìa canh bột mì với 1 thìa canh nước rồi cho vào nồi sườn, quấy đều để tạo độ hơi sệt, cho hành tây vào, rồi tắt bếp. Múc ra bát và ăn nóng với bánh mì hoặc cơm đều được.

suon-nau-dau-cuc

Đậu cúc nấu món gì - Chè đậu cúc

Nguyên liệu cần có

  • 100gr đậu pinto, 100gr đậu đỏ, 100gr đậu xanh
  • Nước cốt dừa, cùi dừa tươi đã nạo, dừa khô sấy
  • bột năng
  • đường phèn

Sơ chế các nguyên liệu

  • Chọn và loại bỏ các hạt đậu sâu, hỏng
  • Ngâm đậu bằng nước lạnh khoảng 2 tiếng, riêng đậu cúc cần ngâm 6 tiếng.
  • Dừa tươi nạo ngâm nước ấm khoảng 30 phút.
  • Cho bột năng vào nước lạnh, khuấy đều cho bột tan hết.

Thực hiện nấu chè đậu cúc

  • Cho tất cả những loại đậu vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước và đun sôi từ 45 phút - 1 tiếng để đậu chín, mềm.
  • Đường phèn nấu với nước (nấu nồi riêng). Khuấy liên tục để đường keo lại thì tắt bếp.
  • Cho nước cốt dừa vào nồi, đổ bột năng đã chuẩn bị vào nồi nước cốt dừa, khuấy đều cho tới khi hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Thưởng thức: Cho lần lượt từng thành phần vào ly. Cho đậu nấu chín, rót nước đường, nước cốt dừa, thêm dừa khô và thưởng thức (ăn chè nóng). Muốn ăn chè lạnh, cho thêm đá xay và ăn khi chè nguội.

che-dau-cuc

Những công dụng của đậu cúc

  • Bổ sung lượng chất xơ dồi dào
  • Giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch
  • Giúp ổn định mức đường huyết
  • Giảm cân và phòng ngừa bệnh béo phì
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
  • Cải thiện chức năng hệ thống thần kinh
  • Ngăn ngừa rụng tóc
  • Có lợi cho phụ nữ mang thai

Tham khảo thêm những món ngon từ đậu xanh TẠI ĐÂY