Mẹo khử mùi hôi miệng và khử hôi miệng sau khi ăn hành tỏi

nguyen-nhan-bi-hoi-mieng-khi-an-hanh-toi

Hành, tỏi là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn. Nhưng vì có mùi vị đặc trưng nên sau khi ăn hành, tỏi luôn để lại mùi khó chịu trong miệng. Hãy cùng chuyên mục Mẹo vặt của Nông sản Dũng Hà điểm qua các cách khử mùi hôi miệng và khử mùi hôi miệng sau khi ăn hành tỏi nhé!

1. Tại sao lại bị hôi miệng sau khi ăn hành tỏi?

Hànhtỏi thuộc họ allium,chúng chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh tạo nên mùi hương đặc trưng của hành và tỏi. Các hợp chất lưu huỳnh được lưu giữ sau khi ăn. Và trong hệ tiêu hóa, các hợp chất allyl methyl sulfide (AMS) không được chuyển hóa nên mùi vị quay trở lại và tạo thành mùi hôi của hành, tỏi trong miệng.

Ngoài ra, các chất như allicin, allyl methyl sulfide, cysteine ​​sulfoxide sẽ được chuyển hóa, tạo ra mùi hắc và ngấm vào máu. Sau đó thải ra ngoài theo các lỗ chân lông trên da. Vì vậy, ăn hành tỏi ngoài việc gây hôi miệng còn khiến cơ thể có mùi hôi sau khi ăn.

nguyen-nhan-bi-hoi-mieng-khi-an-hanh-toi
Nguyên nhân bị hôi miệng khi ăn hành tỏi

2. Làm thế nào để khử mùi hôi miệng hiệu quả

Súc miệng bằng nước sau mỗi bữa ăn

Sau khi ăn xong, bạn cần súc miệng lại với nước trong vài giây để làm sạch thức ăn bám trong kẽ răng giúp làm sạch răng miệng. Khi răng miệng sạch sẽ sẽ hạn chế vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, trong khi ăn, bạn cũng nên uống 1 hoặc 2 ly nước lọc để kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt trong quá trình ăn.

Sử dụng tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh

Dầu cây tràm trà có thể khử trùng nhờ vào đặc tính khử trùng bên trong dầu tràm trà. Kết hợp kem đánh răng với vài giọt tinh dầu tràm trà hoặc kem đánh răng có chứa tinh dầu trà hàng ngày sẽ giúp giảm hôi miệng hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể trộn một lượng nhỏ tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh với nước để dùng làm nước súc miệng.

Uống trà để kiểm soát hơi thở có mùi

Hợp chất polyphenol có trong trà xanh có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

Bạn có thể dùng trà xanh thường xuyên hoặc pha trà thảo mộc kết hợp với cỏ linh lăng, dùng nhiều lần trong ngày để khử mùi hôi miệng, sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn

uong-tra-de-kiem-soat-hoi-tho-co-mui
Uống trà để kiểm soát hơi thở có mùi

Xem thêm: 9 Công Thức Nước Ép Cần Tây Giúp Da Đẹp – Dáng Thon Tại Nhà

Dùng trà đinh hương hoặc dùng đinh hương để súc miệng

Đinh hương có tác dụng giúp bạn giảm bớt tình trạng hôi miệng đáng kể nhờ đặc tính khử trùng mạnh của đinh hương. Bạn có thể nhai một vài miếng đinh hương để loại bỏ và kiểm soát hơi thở có mùi và hôi.

Ngoài ra, bạn có thể dùng đinh hương để pha trà và uống hoặc sử dụng 2 lần / ngày như một loại nước súc miệng thông thường.

Sử dụng giấm táo

Bản chất của giấm táo là axit nên sử dụng giấm táo để khử mùi hôi miệng là một cách tuyệt vời cũng như có lợi cho hệ tiêu hóa.

Bạn sử dụng giấm táo để khử hôi miệng bằng cách pha loãng 1 thìa giấm táo với nước và uống trước khi ăn và uống 1 thìa giấm táo sau khi ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng giấm táo pha loãng với nước để súc miệng.

Dùng bột nở để đánh răng

Sử dụng bột nở để đánh răng là cách đơn giản sẽ giúp bạn đối phó với chứng hôi miệng một cách dễ dàng. Vì bột nở giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và giảm nồng độ axit gây hôi trên đầu lưỡi.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha loãng bột nở với nước ấm và súc miệng để làm sạch răng.

Ăn hoặc uống nước ép trái cây có vị chua

Axit từ cam, chanh, bưởi hoặc các loại trái cây có tính axit khác có thể làm giảm các hợp chất gây mùi từ hành và tỏi và giúp hơi thở thơm tho.

Ngoài ra, khi ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua cũng làm giảm mùi cơ thể cũng như giúp cơ thể có mùi thơm tự nhiên hơn.

Uống sữa tươi hoặc sữa chua

Các chất trong sữa và sữa chua có thể giúp giảm nồng độ các hợp chất lưu huỳnh do hành và tỏi tạo ra, từ đó dễ dàng khử mùi hôi trong khoang miệng.

Sau bữa ăn hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy hơi thở có mùi hôi của hành tỏi. Hãy ăn ngay một hộp sữa chua hoặc uống một ly sữa để giúp khử mùi hôi.

uong-sua-hoac-sua-chua-giam-hoi-mieng
Uống sữa hoặc sữa chua giảm hôi miệng

Xem thêm: 11+ Cách uống hạt chia giảm cân chuẩn đét đánh bay mỡ thừa

Nhai kẹo cao su

Kẹo cao su giúp làm sạch và loại bỏ axit và các chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su còn giúp tăng tiết nước bọt. Từ đó rửa sạch axit do vi khuẩn gây mùi gây ra. Đồng thời giúp hơi thở thơm mát hơn nhờ các hương vị có trong kẹo cao su.

Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để khử mùi hôi miệng từ hành, tỏi.

Nước súc miệng thường chứa vị the mát của bạc hà nên ngoài tác dụng giúp hơi thở thơm tho còn giúp làm sạch miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

Ăn táo, ổi, dưa chuột hoặc trái cây có nhiều nước

Ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, ổi, dưa chuột, … và nước trong các loại trái cây đó sẽ làm sạch mảng bám thức ăn và các chất gây mùi, giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. 

Ngoài ra, trái cây có sẵn hương liệu tự nhiên nên có thể giúp bạn giảm hôi miệng.

Dùng mật ong và bột quế

Mật ong giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và kết hợp với quế là một loại nước có mùi thơm phức.

Hòa tan mật ong, bột quế với nước nóng và dùng hỗn hợp đó để súc miệng có thể giúp giảm hôi miệng và hơi thở thơm tho, sạch sẽ hơn.

Dùng lá rau diếp cá / lá bạc hà / lá ổi hoặc lá rau mùi

Trong rau diếp cá, lá bạc hà có chứa một số hợp chất, enzym như phenolic, enzym polyphenol oxidase, reductase có thể giúp trung hòa và phân hủy các chất gây mùi của hành tỏi trong dạ dày và ngăn chặn quá trình hấp thụ các chất gây mùi vào máu.

Lá ổi cũng có thể giúp khử mùi hôi miệng vì trong lá ổi có chứa nhiều chất có khả năng loại bỏ mảng bám và khử mùi hôi miệng hiệu quả như tannin, phosphoric, oxalic,…

Bên cạnh đó, rau mùi tàu còn chứa nhiều tinh dầu tạo mùi thơm cho khoang miệng như protid, photpho, vitamin C, glucid,… giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng.

Dùng gừng để khử mùi hôi miệng

Gừng có tính cay, nóng và chứa nhiều tinh dầu thơm bên trong nên gừng có thể hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả.

Bạn sử dụng gừng để giảm hôi miệng bằng cách cho vài lát gừng vào nước ấm, thêm chút muối và súc miệng ngày 2 lần sẽ thấy ngay hiệu quả.

dung-gung-de-khu-hoi-mieng
Dùng gừng để khử hôi miệng

Xem thêm: Da bị mụn cần chú ý những điều sau để làn da không tồi tệ hơn

3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng

Làm sạch răng và nướu thường xuyên để loại bỏ mùi hôi miệng

Điều quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa hôi miệng là vệ sinh răng miệng thường xuyên, điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng 2-3 lần / ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch sâu trong kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su bạc hà để hơi thở thơm tho.

Vệ sinh sạch sẽ lưỡi của bạn

Ngoài việc vệ sinh răng và nướu, bạn cũng cần phải vệ sinh lưỡi để răng miệng luôn sạch sẽ. Vi khuẩn tồn đọng trên lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy bạn nên vệ sinh lưỡi sau khi đánh răng để khoang miệng sạch sẽ hơn.

Giữ miệng của bạn luôn ẩm

Khi khoang miệng bị khô có thể gây ra mùi hôi, vì vậy bạn nên giữ cho miệng luôn ẩm ướt để tiết nước bọt bằng cách uống nước, ăn hoa quả nhiều nước giúp ngăn ngừa hôi miệng.

Điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến răng miệng

Điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, cao răng, áp xe răng,… giúp hơi thở luôn thơm tho.

Xem thêm: Ăn gì để sẹo lõm đầy lên? Top những thực phẩm đẩy lùi sẹo lõm hiệu quả

Không hút thuốc lá

Không hút thuốc lá để tránh làm ố vàng răng, hơi thở có mùi gây nên bệnh hôi miệng, ngoài ra hút thuốc lá còn rất có hại cho sức khỏe.

khong-hut-thuoc-la
Không hút thuốc lá

Hạn chế uống cà phê

Đồ uống có chứa cafein như cà phê có thể làm khô miệng, gây hôi miệng và làm ố răng.

Hạn chế ăn hành tỏi

Các chất gây mùi trong hành, tỏi sẽ tạo ra mùi hôi và lưu lại lâu trong khoang miệng. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn hành, tỏi để không bị hôi miệng.

Trên đây là bài viết mách bạn các cách khử mùi hôi miệng và khử mùi hôi miệng sau khi ăn hành tỏi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm mẹo chữa hôi miệng sau khi ăn hành tỏi nhé!

Đừng quên thường xuyên thảo dõi trang web của chúng tôi để khám phá thêm nhiều mẹo hay về Món ăn, Sức khỏe, Làm đẹp… nhé!

Xem thêm: Mẹo Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Tại Nhà

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Củ niễng bị đen bên trong có ăn được không? BẤM ĐỌC NGAY!

Củ niễng bị đen bên trong có ăn được không là một thắc mắc lớn...

Bà bầu ăn củ niễng được không? Gợi ý một số món ăn ngon

Trong thai kỳ, một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng dưỡng chất luôn...

Mẹ bầu ăn su hào được không và nên ăn thế nào thì tốt?

Khi mang thai, chế độ ăn của mẹ bầu cực kì quan trọng và chúng...

Bí đao kỵ gì? Đọc ngay kẻo sau này hối hận

Bí đao là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đặc...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button