Việt Nam có thể coi là thiên đường ẩm thực, khi thiên nhiên ban tặng cho nước ta vô vàn các loại rau củ, gia vị. Trong đó phải kể đến măng với rất nhiều loại: măng nứa, măng lưỡi lợn, măng bát độ, măng tre, măng trúc, măng đắng… Mỗi loại măng có một hương vị và cách chế biến khác nhau. Đặc biệt, măng đắng dù có hương vị đắng nhẹ, nhưng lại có hậu vị hơi ngọt, càng ăn càng “nghiện”, đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Nếu bạn còn thắc mắc đang chưa biết măng đắng làm món gì, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây, Nông sản Dũng Hà sẽ gợi ý bạn.
1. Măng đắng là măng gì?
Măng đắng là một loại măng hoang dã, mọc nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc: Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên… Măng đắng có thân nhỏ, to nhất chừng 2 ngón tay và không có gai. Măng có vị đắng, tê tê ở đầu lưỡi. Tuy nhiên, vị đắng của nó theo một cách riêng, đắng kiểu hoang dã khiến nhiều người ưa thích. Nếu ai không quen sẽ cảm thấy rất khó ăn.
Măng đắng mọc ở sâu trong nguồn, sau Tết trời ấm, mưa nhiều măng bắt đầu mọc, đầu vụ măng củ sẽ ngọt, nhưng dần dần măng sẽ đắng, với nhiều người, măng này càng đắng lại càng ngon. Vụ măng chính vào tầm cuối tháng 2 và đầu tháng 3, hết tháng 4 là hết măng.
2. Giá trị dinh dưỡng của măng đắng
Măng đắng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong 100g măng đắng có chứa các chất dinh dưỡng như sau:
- Nước: 88%
- Protein: 2,6g
- Chất béo: 0,2g
- Carbohydrate: 7,8g
- Chất xơ: 2,3g
- Vitamin: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E,…
- Khoáng chất: Kali, sắt, canxi, magie,…
3. Lợi ích và tác hại khi ăn măng đắng
3.1 Lợi ích đem lại
Măng đắng không chỉ là một món ăn ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong măng rất giàu chất xơ, ít lipid, đường và chất béo.
- Chất xơ trong măng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp dễ dàng hơn, hỗ trợ và giảm tình trạng táo bón.
- Đồng thời, sử dụng măng đắng cũng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Măng đắng còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Hỗ trợ giảm cân: măng đắng có chứa ít đường và tinh bột, lượng calo thấp. Sử dụng măng đắng với tần suất thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng.
3.2 Tác hại khi dùng măng đắng
Măng đắng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Khi măng không được chế biến đúng cách, ăn măng hỏng hoặc ăn quá nhiều, người ăn có thể gặp phải một số rủi ro như:
Măng đắng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nếu ăn quá nhiều.
Măng đắng có thể gây ngộ độc, nếu ăn măng chưa chín hoặc măng bị mốc.
Trong măng đắng chứa một lượng chất độc tự nhiên là glucozit. Khi glucozit bị phân hủy trong dạ dày, sẽ tạo thành axit xyanhydric, một chất có thể gây ngộ độc. Dấu hiệu ngộ độc măng đắng thường xuất hiện trong vòng 30 phút đến 6 giờ sau ăn, có thể là 1 trong những triệu chứng sau:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau bụng
- Đau đầu
- Hoa mắt, chóng mặt
- Khó thở
- Co giật
4. Một số lưu ý khi sử dụng măng đắng trong thực đơn hàng ngày
4.1 Cách chọn măng đắng tươi ngon
- Mua măng tại các cửa hàng bán nông sản sạch, có chất lượng cao và uy tín tốt, giúp giảm thiểu nguy cơ mua phải hàng kém tươi ngon, chất lượng không tốt.
- Chọn các cây măng đắng tươi có màu trắng ngà, không có đốm đen hay vết nhựa ở gốc cắt bị đen, măng có phần héo.
- Nên mua măng trong thời gian măng vào chính vụ, độ đắng sẽ đạt mức vừa phải, giá phải chăng và hàng không còn khan hiếm.
- Chọn măng có kích thước vừa phải, không quá to, măng sẽ đắng nhiều. Thay vào đó, chọn măng có kích thước giống nhau khi luộc cũng sẽ chín cùng lúc với nhau.
4.2 Lưu ý khi ăn và chế biến
Đối tượng sử dụng: Măng đắng có vị đắng, nên chúng không phải là món ăn ưa thích của trẻ em. Nếu các mẹ có ý định nấu cho cả các em nhỏ thì nên cân nhắc lượng măng. Đặc biệt, một số đối tượng sau nên tránh và hạn chế ăn măng đắng:
- Phụ nữ mang thai: Măng đắng có thể gây ngộ độc cho thai nhi.
- Người bị bệnh dạ dày: Măng đắng có tính hàn, nên có thể làm cho bệnh dạ dày nặng thêm.
- Người bị bệnh tiểu đường: Măng đắng có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Đặc biệt, khi ăn măng đắng, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Chế biến măng đúng cách: Măng đắng cần được luộc kỹ trước khi chế biến để loại bỏ các chất độc.
- Không ăn quá nhiều măng đắng: Nếu nhẹ sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, trường hợp quá nặng có thể dẫn tới ngộ độc như phía trên.
Xem thêm: CÁCH CHẾ BIẾN MĂNG TRÚC YÊN TỬ NHƯ THẾ NÀO NGON NHẤT?
5. Măng đắng làm món gì ngon: Cách nấu măng đắng không phải ai cũng biết
Măng đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, mỗi món ăn sẽ có một hương vị độc đáo riêng – mang hương vị núi rừng Tây Bắc. Vị đắng đặc trưng kết hợp với các nguyên liệu khác như tỏi, thịt hay xương heo, khiến cái đắng dịu đi và trở nên hài hòa, tạo nên một món ăn ngon miệng và hấp dẫn. Đây cũng chính là yếu tố khiến măng đắng trở thành một trong những đặc sản làm nức lòng nhiều thực khách gần xa.
5.1 Măng đắng luộc
Cách ăn măng đắng đơn giản nhất, dễ nhất và có thể cảm nhận được hương vị tươi ngon nhất chính là luộc. Luộc măng nghe tuy đơn giản, nhưng cũng cần phải có sự hiểu biết và khéo léo lắm đó. Cùng tìm hiểu cách làm đúng ngay nhé!
Nguyên liệu:
- Măng đắng tươi: khoảng 500g
- Muối: 1 thìa cà phê
- Đường: 5g
- Ớt: 1 quả
- Chanh: 1 quả
- Mắm tôm: 10 – 15g
- Dầu ăn/ mỡ lợn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế măng
- Măng tươi mua về bóc hết phần vỏ cứng bên ngoài, bóc theo chiều dọc. Nên nhớ cắt cả phần gốc măng đã già.
- Thái măng thành các miếng vừa ăn, theo chiều dọc.
- Sau đó ngâm măng trong nước muối loãng khoảng 30 phút – 1 tiếng. Vớt măng ra và rửa lại.
Bước 2: Luộc măng
- Đổ măng vào một cái nồi to, thêm nước sạch vào xâm xấp mặt.
- Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại, luộc trong khoảng 10 – 15 phút để măng chín kỹ, bay hết độc. Lưu ý, bạn không nên dùng đũa tre để khuấy hay đảo măng, mở vung khi luộc.
- Sau 15 phút, vớt măng ra đĩa cho nguội bớt.
Bước 3: Pha nước chấm và hoàn thành
- Trong 1 bát con, cho mắm tôm, thêm chút đường và ớt. Khuấy đều sau đó thêm dầu ăn đun sôi vào bát.
- Khi ăn, vắt thêm chút nước cốt chanh vào bát, quậy đều cho mắm tôm bông là có thể thưởng thức.
- Măng đắng luộc ăn với mắm tôm là chuẩn vị nhất, tuy nhiên nếu bạn không ăn được mắm tôm, có thể thay thế thành nước mắm.
5.2 Măng đắng làm món gì: Măng đắng xào tỏi
Nguyên liệu:
- Măng đắng: 300g
- Lá chanh: 7 – 10 lá bánh tẻ
- Tỏi: 2 củ
- Dầu ăn, mỡ lợn
- Gia vị: muối, mì chính, bột canh,…
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Măng bóc vỏ, rửa sạch rồi tách làm 4 theo chiều dọc. Ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút rồi luộc măng trong 15 – 20 phút cho chín kỹ.
- Sau khi măng chín, vớt ra cho nguội bớt. Tiến hành thái miếng măng vừa ăn hoặc xé sợi.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
- Lá chanh rửa sạch, thái thành sợi nhỏ.
Bước 2: Xào măng
- Làm nóng chảo, đợi chảo nóng già thì cho phần măng đã thái nhỏ vào đảo. Lưu ý là lúc này trong chảo không có dầu ăn.
- Vừa xào bạn vừa nêm thêm bột canh, mì chính vào cho vừa vặn. Khi măng khô ráo, xém cạnh thì bạn đổ ra bát.
- Lúc này, bạn thêm dầu ăn vào, phi thơm tỏi cho vàng. Đổ lại phần măng vừa trút ra vào chảo, đảo cho măng thấm đều dầu, căng bóng.
- Nhanh tay cho lá chanh đã thái sợi nhỏ vào chảo, đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
- Đổ măng ra đĩa, rắc thêm chút hạt tiêu là có thể thưởng thức.
5.3 Măng đắng nướng: đặc sản nổi tiếng Tây Bắc
Món măng đắng nướng tuy đơn giản, nhưng lại mang hương vị vô cùng Tây Bắc, vô cùng “núi rừng”, cách làm có thể sẽ phù hợp với những người sống ở vùng quê, vẫn còn bếp lửa đỏ củi. Nếu không có bếp củi, bạn cũng hoàn toàn có thể nướng bằng lò nướng.
Nguyên liệu:
- Măng đắng: 1 – 2 kg, măng chưa bóc vỏ.
- Chẩm chéo
- Dụng cụ: que gắp, bếp củi…
Cách làm:
Bước 1: Nướng măng
- Măng mua về hoặc hái về phải còn nguyên vỏ xanh bên ngoài, không rửa qua nước.
- Cho lên kiềng của bếp củi, bạn xếp đều sao cho cả cây măng đều tiếp xúc với lửa. Tránh xếp măng quá gần lửa, dễ cháy ở dưới mà phía trên lại chưa chín.
- Khi nướng, nên để mức lửa vừa phải, liên tục trở măng cho đều các mặt giúp chín đều cây măng.
- Sau khoảng 45 – 50 phút, tùy vào kích thước của măng thì bỏ măng ra khỏi bếp.
- Nếu bạn không có bếp củi để nướng, có thể nướng bằng lò nướng, dùng nhiệt phía trên và phía dưới trong 20 phút – 200 độ. Sau đó trở mặt măng và nướng trong 30 phút – 180 độ đến khi chín đều.
Bước 2: Bóc vỏ măng
- Khi măng đã chín đều bên trong, bạn bóc hết phần vỏ bên ngoài đã bị cháy xém. Dùng dao cắt hết phần cuống măng. Bóc đến lớp vỏ trắng, không còn bị cháy nữa là có thể ăn.
- Pha chẩm chéo cùng chút nước cốt chanh.
Bước 3: Thưởng thức
- Khi ăn, nếu lớp vỏ bên ngoài măng vẫn còn hơi già, bạn tách nhẹ theo chiều dọc. Có thể ăn lớp phần trắng ngay dưới của lớp vỏ đó.
- Cầm cả cây măng, chấm cùng chẩm chéo và cắn miếng lớn. Vị măng đắng tràn trong miệng, cùng mùi thơm của gia vị trong chẩm chéo hòa quyện với nhau, vô cùng ngon!
5.4 Măng đắng làm món gì? Măng đắng xào thịt
- Măng đắng tươi: 500g
- Lá lốt: 7 – 10 lá
- Thịt ba chỉ: 200g
- Hành khô: 1 củ
- Ớt: 1 quả
- Gia vị: 1 thìa cà phê muối, mì chính, bột canh…
Bước 1: Sơ chế
- Măng đắng bóc vỏ, thái miếng nhỏ, ngâm nước muối loãng rồi cho vào luộc sơ 10 phút cho bớt vị đắng.
- Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Xào măng
- Bắc chảo, phi thơm hành rồi cho thịt vào xào ở lửa lớn. Nêm chút bột canh, mì chính, khi thịt xém vàng thì cho măng vào xào cùng.
- Khi măng chín, thử lại cho vừa khẩu vị gia đình. Cho lá lốt đã thái nhỏ vào đảo đều. Tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện và thưởng thức
- Cho măng ra đĩa và ăn luôn khi còn nóng.
- Hương vị của măng đắng kết hợp với vị thơm của thịt và lá lốt, vừa béo ngậy lại có chút giòn ngọt, dai dai của măng.
5.5 Măng đắng hầm xương
Nguyên liệu:
Các bước làm:
Bước 1: Ninh sườn heo
- Xương sườn mua về rửa sạch, trần qua nước sôi rồi rửa lại.
- Rang sườn cùng chút muối, mắm và mì chính, đến khi xém vàng thì thêm nước sôi vào ninh sườn. Đun trong lửa nhỏ khoảng 60 – 70 phút.
Bước 2: Sơ chế măng
- Trong khi ninh xương thì bạn bóc vỏ măng, thái miếng vừa ăn rồi ngâm măng trong nước muối 20 phút.
- Luộc măng trong 15 phút cho chín mềm và bay hết độc.
Bước 3: Nấu canh
- Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì thêm măng đã luộc vào xào, nêm thêm chút gia vị rồi xào tới khi măng xém vàng.
- Đổ măng vừa xào vào nồi nước hầm xương. Đun trong 20 phút, thử lại cho vừa vặn rồi tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
- Múc canh ra bát, rắc thêm chút rau mùi tàu, chút tiêu xay nhỏ để dậy mùi thơm. Nên thưởng thức khi canh còn nóng.
6. Kết luận
Có thể thấy, măng đắng chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon, hương vị thì vô cùng đa dạng và khó quên. Nếu bạn là một tín đồ của măng, hãy lưu ngay bài viết “Măng đắng làm món gì? Các cách nấu măng đắng không phải ai cũng biết” của chúng tôi ngay nhé. Đảm bảo bạn sẽ nấu được cho mình các món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng và an toàn.
Còn nếu như bạn còn chưa biết tìm mua măng đắng ở đâu, khi mùa măng đang đến rất gần như thế này? Hãy theo dõi ngay trang website, fanpage của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất về măng đắng và lựa chọn được măng chuẩn Tây Bắc, chuẩn chất lượng nhé!
Bạn có thể mua hàng tại các cơ sở trực tiếp, đặt hàng trực tuyến trên website hoặc liên hệ hotline để được tư vấn. Khi mua hàng trực tuyến, bạn sẽ được giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên.
Hotline: 1900 986 865
- Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
- Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h tất cả các ngày trong tuần.