10+ Công Thức Nước Trái Cây Cho Bé Giúp Mát Gan, Giải Nhiệt

nuoc-ep-trai-cay-cho-be-giai-nhiet-co-the-mua-he-2023

Nước trái cây cho bé luôn luôn là một sự lựa chọn hàng đầu của mẹ dành cho bé khi bé bắt đầu bước vào quá trình ăn dặm. Ngoài việc sử dụng sữa bột công thức và sữa mẹ thì mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất tự nhiên từ trái cây và nước ép trái cây. Nước ép trái cây sẽ cung cấp cho trẻ vô vàn dinh dưỡng, Vitamin, khoáng chất có lợi. Đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng thì đây lại là thức uống giúp cho trẻ mát gan, lợi tiểu rất tốt. Các mẹ hãy cùng dành ra ít phút theo chân nongsandungha.com đi tìm các công thức nước ép trái cây cho bé giúp mát gan, giải nhiệt mùa hè nhé.

1. Nước trái cây cho bé là gì?

Nước trái cây cho bé là một loại nước được làm từ 100% trái cây tươi nguyên chất sẵn có trên thị trường. Đối tượng sử dụng chính là những bé bắt đầu bước vào quá trình tập ăn dặm. Những loại nước này thường được ép hoặc xay nhuyễn từ các loại loại trái cây tươi mới. Quá trình này giúp tách lấy phần nước và chất lỏng từ trái cây, bỏ qua phần xơ và chất rắn. Kết quả cuối cùng bạn thu về đó chính là một thức uống có hương vị thơm ngon, dinh dưỡng từ trái cây.

nuoc-trai-cay-cho-be-la-gi
Nước trái cây cho bé là gì?

Nước trái cây này có thể được ép hoặc xay nhuyễn từ rất nhiều loại trái cây như: ổi, cam, dứa, táo, lê, lựu, dưa hấu, nho,… Bạn có thể ép riêng lẻ trái cây hoặc mix nhiều loại trái cây lại cùng với nhau để đa dạng hương vị và dinh dưỡng. 

Thời điểm 6 tháng tuổi chính là quãng thời gian bé có thể bắt đầu tập ăn dặm để bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng rằng:”Năng lượng từ sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 calo cho cơ thể. Trong khi đó, lượng calo mà trẻ cần nạp vào cơ thể là 700 calo. Ngoài việc bổ sung năng lượng từ sữa mẹ thì những công thức nước ép trái cây mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé để bé có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng và giúp cơ thể phát triển tốt hơn”.

Xem thêm: 7+ CÔNG THỨC PHA TRÀ TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI GIẢI NHIỆT MÙA NÓNG

2. Lợi ích của nước trái cây cho bé

  • Bổ sung đa dạng dinh dưỡng: Nước ép trái cây là nguồn cung cấp các loại Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng như: Vitamin nhóm A, nhóm B, và nhóm C. Bên cạnh đó là những loại khoáng chất như: Kali, Canxi, Magie, Sắt, Photpho, Kẽm,… Vitamin và khoáng chất sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ xương và răng cứng cáp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tổng thể của bé
  • Tốt cho tiêu hóa: Trái cây chứa nguồn chất xơ rất dồi dào. Khi ép thành nước uống, lượng chất xơ vẫn còn được giữ nguyên. Chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở trẻ
  • Tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Nước ép trái cây giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Việc kết hợp nước ép trái cây vào các bữa ăn sẽ giúp cho trẻ hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn
  • Hỗ trợ sự phát triển trí não: Nhiều loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa và axit béo omega-3. Hai thành phần chất này có lợi cho hệ thống não bộ và sự phát triển trí nào của bé
  • Tăng cường hydrat hóa: Nước ép trái cây là một nguồn nước tự nhiên, giúp trẻ giữ cho cơ thể luôn được cân bằng nước và tránh trình trạng mất nước
loi-ich-cua-nuoc-trai-cay-cho-be
Lợi ích của nước trái cây cho bé

3. Rủi do của việc dùng nước trái cây cho bé?

Mặc dù nước trái ép trái cây có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số rủi do có thể xảy ra khi dùng nước ép trái cây:

  • Độ tuổi phù hợp: Nước ép trái cây không thích hợp cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng. Trẻ sơ sinh cần dựa hoàn toàn vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi bé tròn 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu bổ sung nước trái cây và chế độ ăn dặm của bé
  • Lượng đường và calo cao: Nước ép trái cây có thể chứa một lượng đường cao tự nhiên. Đặc biệt khi dùng nhiều loại trái cây lượng đường tự nhiên cao. Việc uống nước ép trái cây quá nhiều có thể dẫn tới tăng cân, tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, nên giới hạn lượng nước ép trái cây để kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn của bé
  • Mất chất xơ: Quá trình ép trái cây quá kĩ sẽ khiến lượng chất xơ bị biến mất. Chất xơ là chất quan trọng cho hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự cân bằng đường huyết. Do đó, nếu bé chỉ tiêu thụ nước ép trái cây nhiều mà không được cung cấp chất xơ từ các nguồn khác, có thể dẫn đến tình trạng táo bón

Xem thêm: TOP 10 LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE

Và dưới đây chính là các công thức làm nước trái cây cho bé mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ nhé.

4. Công thức nước trái cây cho bé mát gan, ngừa táo bón

4.1 Nước ép cam

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Rửa sạch cam: Trước khi ép cam, hãy rửa sạch cam dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài
  • Gọt vỏ cam: Dùng gao, bọt bỏ hoàn toàn lớp vỏ cam bên ngoài để tránh khi vắt bị đắng
  • Ép nước cam: Bổ đôi trái cam. Cho cam vào dụng cụ vắt và vắt lấy phần nước cốt cam
  • Lọc nước cam: Đổ hỗn hợp nước cam ép qua rây lọc để lọc bỏ hạt và xơ cam
  • Thành phẩm: Đổ nước cam vừa lọc vào ly, cho một chút đường trắng và ít nước lọc. Khuấy đều lên và cho bé thưởng thức
nuoc-ep-cam
Nước ép cam

Xem thêm: [GÓC THẮC MẮC] 1 QUẢ CAM BAO NHIÊU CALO? ĂN NHIỀU BÉO KHÔNG?

4.2 Nước ép cam ổi

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Ổi + cam mua về, bạn đem rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn
  • Dùng khăn sạch, lau khô ổi và cam
  • Ổi bạn tiến hành gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và cắt ổi thành từng miếng nhỏ
  • Cam gọt sạch vỏ, lọc bỏ hạt cam và thái cam thành từng miếng nhỏ
  • Cho cam + ổi vừa thái nhỏ vào trong máy xay cùng với 100ml nước tinh khiết
  • Bật máy xay và xay nhuyễn ổi và cam trong 5 phút
  • Đổ hỗn hợp nước ép cam ổi qua rây lọc để loại bỏ xơ bã
  • Đổ nước ép cam ổi vào ly cho một chút đường. Khuấy đều lên và cho bé uống
nuoc-ep-cam-oi
Nước ép cam ổi

4.3 Nước ép táo

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Táo mua về, bạn rửa sạch táo dưới vòi nước chảy nhẹ để loại bỏ bụi bẩn
  • Dùng khăn sạch, lau khô táo
  • Dùng dao, gọt bỏ lớp vỏ táo đi
  • Bổ táo làm 4 phần bằng nhau và loại bỏ hạt táo đi
  • Cho táo vừa sơ chế + nước tinh khiết vào máy xay
  • Nhấn nút và tiến hành xay nhuyễn táo trong 7 phút
  • Đổ táo vừa xay nhuyễn qua rây lọc để loại bỏ bã táo
  • Cuối cùng, đổ nước cốt táo vào ly, khuấy đều lên rồi cho bé uống
nuoc-ep-tao
Nước ép táo

Xem thêm: CÁCH LÀM NƯỚC ÉP TÁO ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ DỄ NHẤT

4.4 Nước ép cà rốt

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Cà rốt mua về, bạn dùng cắt bỏ cuống cà rốt
  • Rửa cà rốt thật sạch dưới vòi nước chảy nhẹ
  • Dùng khăn sạch, lau khô cà rốt
  • Dùng nạo, nạo sạch vỏ cà rốt
  • Dùng dao, thái cà rốt thành từng miếng nhỏ để dễ xay
  • Cho cà rốt vào máy xay cùng với nước tinh khiết
  • Nhấn nút và tiến hành xay nhuyễn cà rốt trong 7 phút
  • Đổ cà rốt qua rây lọc để lọc bỏ bã cà rốt
  • Cuối cùng, cho nước ép cà rốt ra ly và khuấy đều lên rồi thưởng thức
nuoc-ep-ca-rot
Nước ép cà rốt

Xem thêm: (HƯỚNG DẪN) CÁCH LÀM SINH TỐ CÀ RỐT NGON, GIẢM CÂN, LÀM ĐẸP DA

4.5 Nước ép dứa

Nguyên liệu:

  • 2 trái dứa tươi
  • Đường trắng
  • Nước tinh khiết

Thực hiện:

  • Dứa mua về, dùng dao loại bỏ vỏ dứa và mắt dứa
  • Bổ dứa làm 4 phần bằng nhau và cắt bỏ phần gân cứng của dứa đi
  • Thái dứa thành từng miếng lát mỏng nhỏ để dễ xay
  • Cho dứa thái nhỏ vào máy xay cùng với nước tinh khiêt
  • Nhấn nút và tiến hành xay dứa trong 7 phút
  • Lọc dứa qua rây lọc để loại bỏ cặn bã
  • Cho nước cốt dứa vào cốc cùng với chút đường trắng
  • Khuấy đều cho đường tan và cho bé thưởng thức
nuoc-ep-dua
Nước ép dứa

Xem thêm: CÁCH LÀM 4 LOẠI SINH TỐ TRÁI CÂY GIÚP XUA TAN CÁI NÓNG CỦA MÙA HÈ

4.6 Nước ép dưa hấu

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Dưa hấu mua về, rửa dưa hấu dưới vòi nước chảy nhẹ để loại bỏ bụi bẩn
  • Dùng khăn sạch, lau khô dưa hấu
  • Dựng đứng dưa hấu và bổ đôi dưa hấu ra
  • Sau đó, bổ dưa hấu thành từng miếng nhỏ vừa đủ xay
  • Gọt bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh bên ngoài dưa hấu đi
  • Cho dưa hấu vào máy ép và tiến hành ép lấy nước dưa hấu
  • Đổ nước ép dưa hấu ra ly, khuấy đều lên rồi cho bé thưởng thức
nuoc-ep-dua-hau
Nước ép dưa hấu

Xem thêm: CÁCH CHỌN DƯA HẤU NGON, NGỌT LỊM, VỎ MỎNG VÀ ÍT HẠT

4.7 Nước ép lê

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Lê mua về, bạn đem rửa sạch lê dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn
  • Dùng dao, gọt sạch lớp vỏ lên bên ngoài đi
  • Bổ lê làm  4 phần bằng nhau. Dùng dao, lọc bỏ hạt lê và phần gân cứng của lê đi
  • Cho lê vào máy xay cùng với chút nước tinh khiết
  • Nhấn nút và tiến hành xay lê trong 5 phút
  • Lọc nước cốt lê qua rây lọc để loại bỏ xơ bã
  • Đổ nước cốt lê vừa lọc ở trên ra cốc, khuấy đều lên rồi cho bé uống
nuoc-ep-le
Nước ép lê

4.8 Nước ép cóc

Nguyên liệu:

  • 3 trái cóc
  • Đường trắng
  • Nước tinh khiết

Thực hiện:

  • Cóc mua về, bạn rửa cóc dưới vòi nước chảy nhẹ để loại bỏ bụi bẩn
  • Dùng khăn sạch, lau khô cóc
  • Dùng nạo, nạo sạch lớp vỏ cóc đi
  • Sử dụng đầu mũi dao, khoét thật sâu vào thịt cóc, khoét từ trên xuống dưới
  • Vừa khứa, vừa dùng mũi dao khéo léo tách cóc ra khỏi hạt cóc thành các miếng đầu nhau
  • Cho cóc vào máy xay cùng với nước tinh khiết
  • Nhấn nút và tiến hành xay cóc trong 7 phút
  • Đổ nước cóc vừa xay qua rây lọc để lọc bỏ xơ bã
  • Đổ nước cốt cóc vừa lọc vào cốc, cho chút đường trắng và khuấy đều cho đường hòa tan
  • Cuối cùng là cho bé thưởng thức
nuoc-ep-coc
Nước ép cóc

Xem thêm: CÁC MÓN HOA QUẢ DẦM PHỔ BIẾN NHẤT: CÓC DẦM, XOÀI DẦM, DỪA DẦM…

4.9 Nước ép xoài

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Xoài mua về, bạn đem rửa sạch xoài dưới vòi nước chảy nhẹ 
  • Dùng khăn sạch, lau khô xoài
  • Dùng nạo, nạo sạch lớp vỏ bên ngoài của xoài đi
  • Thái lấy phần thịt xoài ra khỏi hạt xoài thành từng miếng nhỏ vừa đủ ăn
  • Cho xoài vào tô sạch, rắc 1 thìa đường trắng và trộn đều xoài với đường
  • Ngâm xoài với đường trong 15 phút cho đường tan
  • Cho từng miếng xoài vào trong máy ép, ép kiệt bã để thu nước ép xoài
  • Đổ nước ép xoài ra ly, khuấy đều lên rồi cho bé dùng
nuoc-ep-xoai
Nước ép xoài

Xem thêm: BẬT MÍ 3 CÁCH LÀM SINH TỐ XOÀI CÁT CHU CAO LÃNH SIÊU NGON

4.10 Nước ép bưởi

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Bưởi mua về, bạn dùng dao bóc lớp vỏ xanh bên ngoài đi
  • Dùng dao, khía xung quanh lớp vỏ trắng của bưởi
  • Dùng tay, bóc loại bỏ lớp vỏ trắng của bưởi đi
  • Dùng lực bàn tay, bửa thật mạnh bưởi làm đôi
  • Tiếp tục bóc bỏ lớp vỏ bao bọc từng múi bưởi đi. Lọc bỏ hạt bưởi
  • Cho bưởi vào máy xay cùng với nước tinh khiết
  • Nhấn nút và tiến hành xay bưởi trong 5 phút
  • Cho hỗn hợp nước bưởi vừa xay vào rây lọc để lọc bỏ xơ bã
  • Đổ nước cốt bưởi ra ly, cho chút đường trắng, khuấy đều lên và thưởng thức
nuoc-ep-buoi
Nước ép bưởi

Xem thêm: BƯỞI DA XANH BẾN TRE MÚI TO, TÉP HỒNG, VỊ NGỌT DỊU, KHÔNG ĐẮNG, DỄ BÓC

4.11 Nước ép nho

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Nho mua về, dùng kéo cắt lấy từng trái nho ra khỏi chùm
  • Xả một chậu nước, cho nho vào rửa với nước sạch
  • Vớt nho lên, để nho ráo nước
  • Tiếp tục hòa một chậu muối loãng, cho nho vào ngâm 5 phút với nước muối loãng
  • Vớt nho lên, rửa lại nho dưới vòi nước sạch. Để nho ráo nước
  • Cho từng quả nho vào máy ép, tiến hành ép kiệt bã để thu nước cốt nho
  • Đổ nước cốt nho và cốc, cho đường trắng + nước cốt chanh vào
  • Khuấy đều lên rồi cho bé thưởng thức
nuoc-ep-nho
Nước ép nho

5. Hướng dẫn chọn trái cây tươi ngon cho bé

Việc lựa chọn trái cây tươi ngon không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ mà còn giúp nước ép trái cây đạt chất lượng tốt nhất về hương vị và giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là một số tiêu chí và mẹo giúp mẹ chọn được trái cây tươi ngon cho bé:

  • Chọn trái cây theo mùa: Chọn trái cây theo mùa sẽ mang lại hương vị tươi ngon và giá cả hợp lý. Trái cây theo mùa thường có chất lượng tốt hơn vì được thu hoạch khi chín tới. Mẹ nên tìm hiểu những loại trái cây nào đang vào mùa để có sự lựa chọn thông minh.
  • Kiểm tra độ tươi: Màu sắc là yếu tố đầu tiên cần xem xét, trái cây nên có màu sắc tươi sáng, đặc trưng của loại đó. Mẹ cũng nên kiểm tra bề mặt trái cây, tránh chọn những quả có dấu hiệu dập nát, thối rữa hay nấm mốc. Những trái cây tươi thường sẽ có bề mặt mịn màng và không có vết bầm.
  • Ngửi mùi hương: Mùi hương của trái cây là một chỉ số quan trọng để xác định độ tươi ngon. Những trái cây chín tự nhiên thường tỏa ra mùi thơm dễ chịu, cho thấy chúng đã đạt độ chín tốt. Nếu trái cây không có mùi hoặc có mùi lạ, có thể chúng không còn tươi ngon.
  • Kiểm tra kích thước và trọng lượng: Chọn những trái cây có kích thước đồng đều, không quá lớn hay quá nhỏ. Kích thước không đồng đều có thể là dấu hiệu của sự phát triển không đều hoặc canh tác không đúng cách. Trái cây tươi thường nặng hơn vì có nhiều nước bên trong, nếu trái cây quá nhẹ có thể không tươi.
chon-trai-cay-tuoi-ngon
Chọn trái cây tươi ngon

6. Cách bảo quản nước trái cây cho bé đúng cách

  • Sử dụng dụng cụ đựng thích hợp: Chọn dụng cụ đựng nước trái cây bằng thủy tinh hoặc nhựa an toàn cho thực phẩm, không chứa BPA. Thủy tinh giúp bảo quản hương vị tốt hơn, trong khi nhựa nhẹ và dễ vận chuyển.
  • Đậy kín nước trái cây: Sau khi chế biến, hãy đậy kín nắp hoặc bọc miệng chai bằng màng bọc thực phẩm. Việc này giúp ngăn không cho không khí và vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ nước trái cây khỏi ô nhiễm.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Nước trái cây nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Nhiệt độ lạnh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và bảo quản hương vị tốt nhất.
  • Sử dụng trong thời gian ngắn: Nước trái cây tươi nên được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi chế biến. Nếu để lâu hơn, nước có thể mất đi vitamin và khoáng chất, cũng như có nguy cơ bị ô nhiễm.
  • Không kết hợp với các loại thực phẩm khác: Tránh lưu trữ nước trái cây cùng với các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Điều này có thể làm lây lan mùi vị không mong muốn từ thực phẩm khác sang nước trái cây.
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp: Khi bảo quản nước trái cây trong tủ lạnh, hãy tránh để gần các nguồn ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hương vị của nước trái cây.
bao-quan-nuoc-trai-cay-cho-be
Bảo quản nước trái cây cho bé

7. Lưu ý khi làm nước trái cây cho bé an toàn

  • Rửa tay và dụng cụ trước khi chế biến: Trước khi bắt đầu chế biến, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn. Đồng thời, các dụng cụ như dao, thớt và máy xay cũng cần được rửa sạch để tránh lây nhiễm vào nước trái cây, đảm bảo an toàn cho bé.
  • Loại bỏ hạt và vỏ trái cây: Một số loại trái cây có thể chứa hạt cứng hoặc vỏ không ăn được, gây nguy hiểm cho trẻ. Mẹ nên loại bỏ hạt và gọt vỏ những loại trái cây cần thiết trước khi chế biến để đảm bảo nước trái cây an toàn và hương vị tốt hơn.
  • Tránh thêm đường và hóa chất: Nước trái cây tự nhiên đã chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nên mẹ nên tránh thêm đường hoặc hóa chất khác. Việc này giúp nước trái cây giữ được hương vị tự nhiên và có lợi cho sức khỏe của trẻ.
  • Kiểm soát lượng nước trái cây: Mẹ cần kiểm soát lượng nước trái cây mà bé tiêu thụ mỗi ngày, vì uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ không nên uống quá 120-150ml nước trái cây mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Không sử dụng trái cây đã để lâu: Trái cây để lâu có thể bị hỏng hoặc mất chất dinh dưỡng, nên mẹ nên tránh sử dụng những loại đã để quá lâu trong tủ lạnh. Kiểm tra chất lượng trái cây trước khi chế biến là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé.
luu-y-khi-lam-nuoc-trai-cay-cho-be
Lưu ý khi làm nước trái cây cho bé

8. Chia sẻ từ các chuyên gia về nước trái cây cho bé

  • Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng, cho biết nước trái cây tự nhiên là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Bà nhấn mạnh rằng nước trái cây có thể giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể của bé, nhưng mẹ nên chú ý kiểm soát lượng đường tự nhiên có trong nước trái cây.

  • Bác sĩ Đào Thị Yến – Chuyên gia dinh dưỡng trẻ em

Bác sĩ Đào Thị Yến khuyến cáo rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và cần ưu tiên cho sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bà cũng nhấn mạnh rằng mẹ nên pha loãng nước trái cây với nước lọc khi cho trẻ nhỏ uống, để giảm lượng đường và tăng cường độ an toàn cho trẻ.

  • Chuyên gia dinh dưỡng Trần Thị Hồng – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Chuyên gia Trần Thị Hồng từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý rằng nước trái cây không nên thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong chế độ ăn uống của trẻ. Bà khuyến cáo rằng nước trái cây chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ và không nên cho trẻ uống quá nhiều để tránh gây ra vấn đề tiêu hóa.

9. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chia sẻ chi tiết các công thức làm nước ép trái cây cho bé vừa giải nhiệt ngày hè lại giúp điều trị tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ. Những công thức nước ép kể trên đây đều rất đơn giản để thực hiện. Mỗi một công thức, chúng chỉ tốn của bạn có 35 phút, nhưng đổi lại thì bạn lại có một thức uống rất tốt cho bé sau bữa ăn. Chúc bạn luôn luôn thành công nha!!!

Xem thêm: 6+ LOẠI TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI TỐT NHẤT CHO MÙA HÈ 2023

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Học cách ngâm rượu táo mèo thơm ngon, đơn giản tại nhà

Cách ngâm rượu táo mèo là một trong những phương pháp chế biến để tận...

Gạo Lứt Đen Và Gạo Lứt Đỏ Loại Nào Tốt Hơn?

Gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn? Đây là câu hỏi...

Uống Hạt Muồng Nhiều Có Tốt Không? Lợi Ích & Tác Hại

Hạt muồng, một loại thảo dược phổ biến trong nền y học cổ truyền Việt...

Bông Hẹ Là Gì Và Những Lợi Ích Sức Khỏe Không Thể Ngờ Đến

Bông hẹ là một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button