Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa sâu sắc về sự sum vầy, ấm no. Với lớp vỏ lá dong xanh mướt bọc bên ngoài, bên trong là gạo nếp dẻo thơm, đỗ xanh bùi bùi, và thịt lợn béo ngậy, bánh chưng thể hiện sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu tự nhiên. Mỗi chiếc bánh chưng không chỉ là món ngon ngày Tết mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo và tình yêu gia đình.
Thông tin chi tiết sản phẩm Bánh chưng tại Nông Sản Dũng Hà:
Phân loại |
Bánh chưng truyền thống nhân thịt mỡ, đậu xanh. |
Nguồn gốc |
Sản phẩm thủ công từ làng nghề truyền thống Việt Nam, nguyên liệu gạo nếp và thịt heo từ nguồn cung cấp sạch, đảm bảo chất lượng. |
Hạn sử dụng |
3-5 ngày khi bảo quản ở nhiệt độ thường; lên đến 7-10 ngày khi bảo quản trong tủ lạnh. |
Hướng dẫn sử dụng |
Có thể dùng ngay sau khi mở gói, ăn kèm với dưa hành, dưa món. Nếu muốn bánh nóng, có thể hấp lại trước khi ăn. |
Hướng dẫn bảo quản |
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với bánh đã cắt, cần bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh. |
Quy cách đóng gói |
Bánh được gói chặt tay bằng lá dong, dây lạt tre, và đóng gói kín trong bao bì hút chân không. |
Cam kết |
Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu tự nhiên 100%. |
Giao hàng |
Giao hàng toàn quốc. Xem phí Ship tại đây |
Bánh chưng là bánh gì?
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng là bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Bánh chưng đen lưng gù, dáng tròn
Là một loại bánh truyền thống trong các dịp lễ quan trọng, bánh được làm với nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng.
Nguyên liệu chính của bánh chưng đen lưng gù
+ Gạo nếp dẻo thơm ( thường là giống gạo nếp Bắc Mê )
+ Đậu xanh trộn với gia vị riêng.
+ Thịt lợn đen – sạch ( nuôi tại chính của dân địa phương )
Bánh chưng đen lưng gù được gói chặt tay không theo khuôn theo phong cách của dân tộc, hương vị đậm đà với các gia vị khác nhau giúp bánh có mùi vị đặc trưng và rất riêng biệt. Ngoài ra người dân tộc tày còn nổi tiếng với bánh chưng đen.
Bánh thường được dùng để ăn dạo buổi sáng hoặc cúng lễ theo mâm. Bánh ngon và có mùi vị dẻo vừa phải, thời tiết mùa hè thường để được 3 ngày nếu không được làm lạnh.
Bánh chưng xanh vuông
Bánh chưng xanh là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Nguyên liệu gói bánh chưng:
Gạo nếp: 4kg
– Đỗ xanh: 1kg
– Thịt ba chỉ: 1kg
– Gia vị: muối, hạt tiêu, gừng, hành khô
– Lá dong: 40-50 lá
– Dây lạt buộc: 2 bó
– Khuôn gói bánh (nếu gói bằng khuôn)
Cách làm bánh chưng vuông không quá khó nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo từ cách chọn lá, ngâm gạo, gói cho đến luộc. Nếu bạn cần mua bánh chưng xung vuông, Dũng Hà cung cấp nguyên chiếc các bạn nhé!
Bánh chưng nếp cẩm vàng
Bánh chưng nếp cẩm là loại đặc sản nổi bật của mảnh đất Yên Bái, được người dân tộc Thái làm nhiều và một số vùng khác ở Tây Bắc cũng có món bánh này.
Bánh được làm từ gạo nếp cẩm do bà con người Thái trồng trên nương, hạt nếp cẩm dài, mảnh, có màu tím sẫm, mùi hơi hắc. Gạo được ngâm trước khi làm bánh khoảng nửa ngày và nhiều nhà trộn nếp cẩm, nếp trắng theo tỷ lệ nhất định. Nhân bánh là đỗ xanh tách vỏ, thịt lợn đen ướp qua gia vị.
Theo bà con người Thái, bánh chưng nếp cẩm còn rất tốt cho sức khỏe, nhất là người bệnh tim, dễ tiêu hóa và làm ấm bụng. Vì thế, bánh chưng nếp cẩm là thứ quà lạ miệng, ngọt thơm cho du khách khắp miền đất nước.
Nguồn gốc của bánh chưng
Từ thời Vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho các con nhưng chưa chọn được vị hoàng tử nào xứng đáng cả. Vì vậy, trong dịp đầu năm mới, Vua Hùng muốn nhận được các món quà của các vị hoàng tử, món quà nào khiến nhà vua hài lòng nhất thì chủ nhân của món quà đó sẽ được truyền ngôi.
Các vị Hoàng tử đua nhau tặng sơn hào, hải vị cho vua cha. Chỉ riêng có vị hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu mẹ mất từ nhỏ chưa biết tặng gì cho vua cha. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy có vị thần về báo mộng sử dụng hạt gạo – hạt ngọc của trời đất làm thành bánh chưng và bánh giầy tỏ lòng thành kính.
Theo lời, Lang Liêu làm bánh chưng và quả thực món quà đặc biệt này của Lang Liêu đã khiến vua cha hài lòng, lập tức truyền ngôi cho chàng.
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông,bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều.Chính vì vậy bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu,để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.
Cách gói bánh chưng ngon, đẹp mắt
Nguyên liệu cần có để làm bánh chưng:
– Lá dong: nên chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
– Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới
– Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp, nấu chín và nghiền nhỏ.
– Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Bạn nên chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
– Gia vị: Muối, hạt tiêu
Sơ chế nguyên liệu:
Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo
Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.
Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu. Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.
Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).
Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó người gói bánh xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.
Bước 3: Rửa sạch lá rong, nếu lá không sạch, bánh sẽ nhanh hỏng. Dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, bạn không cắt sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.
Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm – 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt.
Cách gói bánh bánh chưng ngon, đẹp mắt:
Cách gói bánh chưng không cần khuôn
Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).
Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.
Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt. Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.
Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.
Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).
Sau đó, bạn gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.
Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Cách gói bánh bằng khuôn
Bước 1: Xếp lá: giống y như xếp để gói bằng tay! Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau như hình, tiếp đó bạn đặt ngang mặt xanh của một lá dong khác lên hai lá xếp dọc. Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau và úp ngược khuôn trong vào trước này.
Sau đó, bạn lồng khuôn trong vào khuôn ngoài, mở lá và nhấc khuôn trong ra, là bạn đã hoàn thành phần xếp lá thành hình khuôn vuông vức rồi.
Bước 2: Bước tiếp theo của cách gói bánh chưng bằng khuôn, bạn cần cho nguyên liệu gói bánh chưng vào. Đầu tiên bạn đổ một bát gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó bạn cho một nắm đậu xanh lên, dàn đều.
Bước 3: Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh. Cuối cùng bạn đổ tiếp một bát gạo nếp lên trên cùng rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều bánh chưng.
Sau khi cuốn gọn gàng các lớp lá thừa, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi bạn buộc lạt mỏng.
Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt, chỉ cần lạt buộc mềm nhưng chặt, không làm chiếc bánh bị nhăn nhúm mà cần phải buộc đối xứng để chiếc bánh thêm vuông.
Cách luộc bánh chưng ngon
Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.
Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng bạn vớt bánh ra.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.
Giá bánh chưng Tết 2023 bao nhiêu tiền?
Bánh chưng Tết có giá bao nhiêu? có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Hiện nay, có nhiều cửa hàng bán bánh chưng Tết giá rẻ nhưng chưa được kiểm định về chất lượng. Việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ gặp nhiều rủi ro về sức khỏe.
Nếu muốn mua bánh chưng giá tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM, bạn hãy đến Nông sản Dũng Hà nhé. Hiện nay, giá bánh chưng Tết tại Dũng Hà đang được bán với mức giá dao động từ 55.000 ~ 60.000đ/bánh (từ 1.1 – 1.3kg).
Mua bánh chưng Tết chất lượng ở đâu tại Hà Nội và Tp.HCM
Bánh chưng Tết rất bổ dưỡng với sức khỏe con người. Vì thế bạn cần phải thật cẩn thận trong việc chọn mua bánh chưng vì nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín lâu năm, có nguồn gốc rõ ràng.
Mua bánh chưng uy tín ở Hà Nội
Nếu bạn đang muốn mua bánh chưng Tết ở Hà Nội, hãy đến ngay với nông sản Dũng Hà. Chúng tôi là địa chỉ đã có nhiều năm hoạt động, rất uy tín và đáng tin cậy. Chuyên bán bánh chưng chất lượng và mặt hàng nông sản sạch với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý nhất thị trường.
Mua bánh chưng giá rẻ ở Tp.HCM
Ngoài ra, nông sản Dũng Hà còn là địa điểm bán bánh chưng Tết tại Tp.HCM. Giúp người dân nơi đây đều có thể dễ dàng mua các sản phẩm nông sản với chất lượng cao, giá phải chăng. Cam kết mang đến sản phẩm bánh chưng giá rẻ, chất lượng đến cho người tiêu dùng tại TpHCM.
Những lý do để bạn lựa chọn mua Bánh chưng tại Dũng Hà?
Có giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Khách hàng đánh giá tích cực về sản phẩm và dịch vụ
Có các ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn
1.Freeship toàn quốc:
- Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho các đơn hàng từ 500.000đ trở lên.
- Miễn phí vận chuyển cho tại HN và TP.HCM các đơn hàng từ 300.000đ trở lên.
2. Khuyến mãi theo ngày lễ:
- Giảm giá toàn bộ sản phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán, lễ 2/9, hoặc các dịp lễ lớn trong năm.
- Quà tặng đặc biệt cho khách hàng mua hàng vào dịp lễ 8/3, 20/10.
3. Thẻ thành viên:
- Đăng ký thành viên Nông Sản Dũng Hà để nhận ưu đãi giảm giá 5% cho mỗi lần mua sắm.
- Tích điểm qua các lần mua hàng, đổi điểm để nhận quà tặng hoặc giảm giá cho đơn hàng tiếp theo.
4. Flash sale cuối tuần:
- Mỗi cuối tuần giảm giá sốc lên đến 50% cho một số sản phẩm nhất định.
- Cơ hội mua sản phẩm chất lượng cao với giá cực kỳ ưu đãi.
5. Vô vàn ưu đãi trên nền tảng TMĐT:
- Nhiều mã giảm giá hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop
- Theo dõi các phiên livestream để nhận ưu đãi độc quyền.
Tóm lại, Nông sản Dũng Hà cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng và hấp dẫn, mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng.
Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hay có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây:
Hotline: 1900 986865
Website: thucphamkho.vn hoặc nongsandungha.com
Fanpage FB: facebook.com/nongsandungha
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 11 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
- Cơ sở 2: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.
Review Bánh Chưng Tết
Chưa có đánh giá nào.