Tết Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội được ở bên nhau trò chuyện và thưởng thức thêm nhiều món ăn truyền thống. Nhưng bạn có thực sự biết về nguồn gốc và ý nghĩa của loại bánh Trung Thu này? Hãy để Nông sản Dũng Hà bật mí cho bạn nhiều thông tin thú vị ngay dưới đây nhé!
Thông tin sản phẩm Bánh trung thu tại Nông Sản Dũng Hà:
Phân loại |
Bánh trung thu thập cẩm, bánh trung thu chay, bánh trung thu nhân đậu xanh, bánh trung thu nhân khoai môn, bánh trung thu nhân sữa dừa, v.v. |
Nguồn gốc |
Sản xuất tại Việt Nam |
Đóng gói |
Hộp giấy, hộp nhựa, bao bì hút chân không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
Thành phần |
Bột mì, đường, dầu thực vật, trứng gà, nước, các loại nhân (thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, sữa dừa, v.v.), hương liệu tự nhiên |
Hạn sử dụng |
30 – 60 ngày từ ngày sản xuất |
Cách sử dụng |
Dùng ngay sau khi mở bao bì, thường dùng làm quà tặng trong dịp Tết Trung Thu, hoặc dùng trong các bữa ăn nhẹ |
SX&ĐG |
Sản xuất và đóng gói tại nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm |
Bảo quản |
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khi mở, nếu không dùng hết, nên bảo quản trong tủ lạnh |
Giá bán |
Thay đổi tùy loại, dao động từ 70.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ/hộp (giá cụ thể cần tham khảo tại Nông Sản Dũng Hà) |
Giao hàng |
Giao hàng toàn quốc. Xem chính sách giao hàng tại Nông Sản Dũng Hà |
Nguồn gốc của Bánh Trung thu
Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các hình dạng bánh trung thu phổ biến nhất là hình tròn, hình vuông theo phương pháp chế biến kiểu bánh nướng và bánh dẻo với nhiều hương vị bên trong. Cùng điểm qua 3 truyền thuyết ấn tượng về nguồn gốc của bánh trung thu dưới đây:
Điển tích đầu tiên
Bánh trung thu gắn liền với sự kiện truyền tin tức vào thời Chu Nguyên Chương. Theo thông tin trên trang điện tử Người đưa tin cho biết rằng: Vào cuối thời nhà Nguyên của Trung Quốc, có hai thủ lĩnh lúc bấy giờ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai người này đã cùng nông dân nổi dậy chấm dứt thời kỳ thống trị của nhà Nguyên và thành lập nhà Minh.
Trong quá trình hành động, để truyền tin và mệnh lệnh sao cho bí mật, họ làm những chiếc bánh hình tròn và nhét vào phần nhân một tờ giấy ghi thông tin về thời gian dự kiến khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất (đêm rằm tháng 8 âm lịch). Khi ghép những miếng bánh được cắt thành 4 phần và ghép lại với nhau để đọc được thông điệp bí mật. Sau đó, bánh được ăn để tiêu diệt thông điệp.
Vì vậy, người Trung Quốc sau này đã lấy nghề làm bánh trung thu vào ngày rằm tháng 8 để tưởng nhớ sự kiện lịch sử đó.
Điển tích thứ hai
Bánh Trung thu ngày nay có mối liên hệ mật thiết với bánh Nguyệt thời Thái sư Văn Trọng. Trên thực tế, Văn Trọng là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa của tác giả Lục Tây Tinh và theo sử sách từ thời Ân – Chu ở vùng Chiết Giang, có món bánh kỷ niệm khi nhắc đến Thái sư Văn Trọng – được gọi là bánh Thái Sư.
Vào thời Tây Hán, trong chuyến đi từ Tây Vực trở về Trung Quốc, Trương Khiên đã mang về hạt Hồ Đào, hạt vừng và hạt dưa hấu để thêm vào nguyên liệu làm cho món bánh Nguyệt trở nên đặc biệt hơn. Vì vậy, bánh Nguyệt lúc bấy giờ còn có một tên gọi khác là bánh Hồ Đào.
Điển tích thứ ba
Tên bánh trung thu gắn liền với sự kiện về vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi trong câu truyện truyền thuyết thứ ba. Sự xuất hiện của bánh Nguyệt vẫn kéo dài cho đến thời nhà Đường (618 – 907 sau Công Nguyên).
Trong một lần đi du ngoạn vào đêm hội đón trăng rằm, Hoàng đế Đường Huyền Tông đã vô tình nếm thử một miếng bánh và không khỏi ngạc nhiên trước hương vị của loại bánh này. Cùng đi với Hoàng đế là Dương Quý Phi, lúc đó bà nhìn lên trời thấy trăng tròn nên đề nghị đặt tên cho loại bánh này là bánh Nguyệt, dịch ra là bánh vầng trăng
Xem thêm: 12 Địa chỉ bán bánh ngon nhất Hà Nội bạn không thể bỏ qua
Đặc điểm của Bánh Trung thu
Bánh trung thu có tên tiếng Trung là Nguyệt Bính và tiếng Anh là Mooncake.
Hình dạng bánh trung thu hình tròn là phổ biến nhất. Bánh hình tròn thường có đường kính khoảng 10cm và dày 4cm), trong khi bánh trung thu hình vuông ít phổ biến hơn (có cạnh dài khoảng 7-8cm).
Hầu hết bánh trung thu truyền thống là loại bánh nướng, có lớp vỏ mỏng (dày không quá 1cm), được làm bằng bột mì, ít hương liệu.
Nhân bên trong bánh là loại nhân rất ngọt và hơi nhiều dầu. Vị ngọt của nhân bánh trung thu truyền thống ngọt hơn hẳn so với các loại bánh ngọt phương Tây khác.
Ngoài ra, nhân bánh luôn có trứng muối. Vì trứng muối hình tròn tượng trưng cho trăng rằm, vị mặn của trứng sẽ trung hòa vị ngọt của các nguyên liệu còn lại trong nhân bánh trung thu truyền thống.
Ở Trung Quốc, người ta thường in trên bề mặt bánh trung thu các loại ký tự thể hiện ý nghĩa tốt lành như song hỷ, cát tường, … hay thậm chí là tên nhà sản xuất, tên bánh.
Ngoài ra, hoa văn được cách điệu thêm biểu tượng mặt trăng, chị Hằng Nga, thỏ ngọc hay đơn giản là hoa lá kiểu cọ để bánh trung thu thêm phần cầu kỳ cho chiếc bánh
Ngày nay, bánh trung thu hiện đại đã được cách tân rất nhiều so với bánh trung thu truyền thống. Ví dụ, nhân bên trong được làm từ các nguyên liệu đa dạng như đậu xanh, khoai môn, lá dứa,… hay thậm chí là cà phê, sô cô la, trái cây. Do nhu cầu và tình trạng sức khỏe, những năm gần đây xuất hiện nhiều loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng, kể cả người ăn chay.
Có thể nói, bánh trung thu không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà nó còn lan rộng và được thưởng thức ở nhiều nơi tại các nước Châu Á (Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) và lan sang một số các nước phương Tây với hình dạng, nhân, hương vị và công thức nấu ăn độc đáo.
Ý nghĩa của bánh trung thu
Bánh trung thu dù có hương vị như thế nào và được làm theo kiểu bánh nướng hay bánh dẻo thì đều mang hai ý nghĩa tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua đó là:
Ăn mừng chiến thắng, thành công
Với những chiếc bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho hình dáng của đất trời. Đây là biểu tượng của sự tự do, khát vọng chiến thắng và thành công trong cuộc sống.
Hương vị của trứng muối tượng trưng cho những khó khăn, va vấp trong cuộc sống của bạn. Vị ngọt của nhân bánh và lớp vỏ bánh tượng trưng cho tình yêu thương, đùm bọc của những người thân yêu luôn ở bên bạn. Dù cuộc sống có khó khăn, cay đắng đến đâu thì bạn vẫn có động lực để vượt qua, vươn lên thành công trong cuộc sống.
Thể hiện sự hạnh phúc, trọn vẹn và đoàn viên
Với chiếc bánh trung thu hình tròn, dù là bánh dẻo hay bánh nướng thì tất cả đều thể hiện hình dáng của mặt trăng, là biểu tượng của sự viên mãn, đủ đầy và đoàn tụ.
Chẳng hạn, vỏ bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh với nước đường và nước hoa bưởi thơm phức, kết hợp với vị ngọt của nhân (thường làm bằng đậu xanh hoặc hạt sen) tượng trưng cho vị ngọt trong sáng của tình yêu.
Xem thêm: Bật mí cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh đơn giản nhất
Bánh trung thu có bao nhiêu loại phổ biến?
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, bánh trung thu có hai dạng là bánh dẻo và bánh nướng.
Bánh dẻo
Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm phức. Được nặn trong khuôn gỗ tròn, nhân hạt sen hoặc đậu xanh xay mịn là loại bánh trung thu mang nhiều sắc thái Việt hơn bánh nướng.
Theo khẩu vị của người Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt hơn ở miền Nam. Đường kính của bánh dẻo thường rất lớn, có thể gần bằng cái mâm. Để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng trong biểu tượng của ý nghĩa “sum họp gia đình” và đặc biệt là tình cảm vợ chồng khăng khít.
Bánh nướng
Bánh nướng trung thu hầu như vẫn nằm trong bí quyết nấu nướng của người Việt gốc Hoa. Hình dáng bánh thường vuông hoặc tròn, thường đặt vừa vặn bốn chiếc trong một hộp giấy vuông.
Vỏ bánh được làm từ bột mì, trứng gà và một chút rượu. Nhân bánh có thể chỉ đơn giản là đậu xanh, khoai môn hoặc hạt sen, bọc quanh một hoặc hai lòng đỏ trứng vịt muối thơm mùi vani hay sầu riêng. Hoặc là nhân thập cẩm, gồm trộn với đủ thứ như dăm bông, thịt quay, yến sào, dừa, hạt dưa, vỏ quýt, củ sen, bí đao.
Một điểm cần biết là bánh trung thu nướng của người Hoa mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua ở các cửa hàng người Hoa đa số ở nước ngoài, đều bắt nguồn từ phong cách và hương vị của vùng Quảng Đông ở Trung Quốc với các đặc điểm: vỏ bánh có vị ngọt dịu, nhân bánh được đúc từ khuôn gỗ, nhân bánh là sự pha trộn lên đến 200 loại nguyên liệu vô cùng phong phú.
Về cách thưởng thức, bánh mới nướng không ngon vì vỏ khô mà phải đợi ba ngày, chất béo trong lớp nhân mới tan ra khiến bánh mềm, thơm ngon. Dù được quảng cáo là bánh có thể bảo quản đến cả tháng. Nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường, bánh chỉ nên ăn tối đa trong vòng hai tuần, nếu không bánh sẽ có mùi dầu khét và gây đầy hơi.
Mua bánh trung thu ngon tại Hà Nội và Tp.HCM ở đâu?
Với những chia sẻ trên, Nông sản Dũng Hà hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh trung thu, cũng như những đặc điểm của bánh trung thu truyền thống khác với bánh trung thu hiện nay.
Mua bánh trung thu uy tín ở Hà Nội
Nếu bạn đang muốn mua bánh trung thu ở Hà Nội, hãy đến ngay với nông sản Dũng Hà. Chúng tôi là địa chỉ đã có nhiều năm hoạt động, rất uy tín và đáng tin cậy. Chuyên bán bánh trung thu chất lượng và mặt hàng nông sản sạch với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý nhất thị trường.
Mua bánh trung thu giá rẻ ở Tp.HCM
Ngoài ra, nông sản Dũng Hà còn là địa điểm bán bánh trung thu tại Tp.HCM. Giúp người dân nơi đây đều có thể dễ dàng mua các sản phẩm nông sản với chất lượng cao, giá phải chăng. Cam kết mang đến sản phẩm bánh trung thu giá rẻ, chất lượng đến cho người tiêu dùng tại TpHCM.
Ngoài ra, cửa hàng chúng tôi còn cung cấp rất nhiều thực phẩm khác như rau củ sạch, hoa quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô…
Vì sao nên mua Bánh trung thu tại Nông sản Dũng Hà?
Có giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Khách hàng đánh giá tích cực về sản phẩm và dịch vụ
Có các ưu đãi hấp dẫn
- Freeship Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho đơn hàng từ 300.000 đồng trở lên. Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trong bán kính dưới 5km.
- Freeship toàn quốc cho đơn hàng trên 500.000 đồng.
- Khách hàng mua hàng trực tiếp tại cửa hàng sẽ được tặng thẻ tích điểm, có thể quy đổi thành ưu đãi giảm giá.
- Giảm giá 10% trên sản phẩm đồ khô.
- Giảm 8% trên tổng giá trị đơn hàng cho khách hàng đặt mua online.
- Nhiều mã giảm giá hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop
- Theo dõi các phiên livestream để nhận ưu đãi độc quyền.
Tóm lại, Nông sản Dũng Hà cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng và hấp dẫn, mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng.
Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hay có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây:
Hotline: 1900 986865
Website: thucphamkho.vn hoặc nongsandungha.com
Fanpage FB: facebook.com/nongsandungha
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 11 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
- Cơ sở 2: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.
Review Bánh trung thu
Chưa có đánh giá nào.