Ngũ gia bì chân chim từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi bởi công dụng chữa cảm cúm và phong thấp. Vậy dược liệu này còn có những tác dụng gì khác? Và làm thế nào để sử dụng Ngũ gia bì chân chim để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Cùng Nông Sản Dũng Hà tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Ngũ gia bì chân chim là gì?
Ngũ gia bì có thể nghe hơi lạ và ít được mọi người biết đến. Nhưng trong y học cổ truyền, đây là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm.
Ngũ gia bì chân chim còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Ngũ gia bì gai, Thích gia bì, xuyên gia bì, tam gia bì. Nó có tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae).
Ngũ gia bì chân chim thường mọc hoang, rải rác khắp nơi. Nó thường được gặp ở ven rừng, chân núi, sườn đồi, đất hoang, từ 100-1500m. Ngũ gia bình được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành phía Bắc, miền Trung và cũng có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngoài ra, chúng còn phân bố ở nhiều nước khác trên thế giới như: miền Nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Ấn Độ.
1.1 Đặc điểm của cây ngũ gia bì chân chim
Trong tự nhiên, cây ngũ gia bì chân chim có thể đạt đến chiều cao từ 2 đến 8 mét. Lá của nó hình chân vịt, mọc so le, với 6-8 lá chét. Cuống lá dài khoảng từ 8 đến 30cm. Lá chét có hình trứng nguyên, đầu nhọn hoặc hơi tù. Nó có kích thước dài từ 7 đến 17cm và rộng từ 3 đến 6cm. Cuống lá chét ở giữa thường dài hơn so với các cuống lá chét khác, có độ dài từ 3 đến 5cm.
Cụm hoa mọc thành các chùm tán ở đầu cành. Hoa nhỏ màu trắng, có số cánh hoa và nhị bằng nhau. Hoa thường có 5 cánh, bao gồm 2 ngăn bao phấn, và bầu hạ có 5-6 ngăn.
Quả của cây có hình dạng mọng, hình cầu, có đường kính từ 3 đến 4mm, với một núm nhọn. Khi chín, quả có màu tím sẫm đen và bên trong chứa từ 6 đến 8 hạt.
Để sử dụng trong y học, người ta thu hái vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ của cây. Quá trình thu hoạch thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Sau khi thu hoạch, vật liệu thường được ủ ấm trong khoảng 5-7 ngày để phát triển mùi thơm. Sau đó có thể tẩm rượu hoặc nước gừng, sao khô, và bảo quản để sử dụng dần.
1.2 Bộ phận dùng làm thuốc và bào chế của ngũ gia bì chân chim
Vỏ thân hoặc vỏ rễ của cây được sử dụng làm thuốc. Người ta thường thu hái chúng vào mùa đông. Đông y Trung Quốc và Việt Nam có các phương pháp bào chế khác nhau:
- Theo Trung y: Vỏ rễ được phơi khô, rửa sạch, ủ mềm, sau đó thái thành lát và tiếp tục tẩm trong rượu hoặc nước gừng (phương pháp bào chế Dược Tính Giải của Lôi Công).
- Theo dân gian Việt Nam: Vỏ được lột ra, rửa sạch, loại bỏ vỏ thô bên ngoài, sau đó cắt thành từng khúc và phơi nắng râm. Tiếp theo, người ta ủ lá chuối trong khoảng 7 ngày (thỉnh thoảng lật đều) để cho thuốc dậy mùi thơm, sau đó lấy ra và tiếp tục phơi nhẹ cho khô. Khi sử dụng, có thể rửa sơ lại trước khi sử dụng.
- Cách bào chế khác: Phơi nhẹ cho khô, trước khi sử dụng, người ta thường rửa lại vỏ bằng rượu. Sau đó sao khô (phương pháp bào chế Đông Dược).
2. Tác dụng của ngũ gia bì chân chim
Chữa cảm cúm
Ngũ gia bì chân chim từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dược liệu này có tính ôn, vị đắng và cay. Công dụng của cây ngũ gia bì giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt lạc, và thư cân. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta thường sử dụng ngũ gia bì để chữa các bệnh như ho đờm có máu, sốt cao, cảm mạo, bạch đới, hoàng đản, và rất nhiều bệnh khác.
Chữa đau nhức xương khớp
Theo Sách Danh Y Biệt Lục, ngũ gia bì được quy vào 3 kinh là: can, phế, thận. Nó được xem như thuốc quý chủ trị đau nhức xương khớp và tăng cường sức mạnh của gân cốt. Cụ thể, nó có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp bằng cách làm mềm cơ và giúp cơ thư giãn. Ngoài ra, ngũ gia bì còn có tính kháng viêm mạnh đối với cả viêm cấp và mạn tính (theo Từ điển Trung Dược Học).
Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ ngũ gia bì cũng được biết đến với công dụng tiêu sưng và giảm đau. Khi sử dụng sau chấn thương hoặc bong gân, nó giúp giảm sưng và đau. Nó cũng giúp lành vết thương một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những công dụng phổ biến và được nhiều người biết đến nhất.
Tác dụng an thần, giảm mệt mỏi
Ngũ gia bì được đánh giá là có tác dụng giảm mệt mỏi tốt hơn cả nhân sâm. Bởi nó có khả năng điều chỉnh rối loạn nội tiết và điều tiết hệ thống máu. Ngoài ra, nó cũng điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể trong môi trường nhiệt độ cao và thiếu oxy. Đồng thời chống lại suy nhược và mệt mỏi. Ngũ gia bì còn có khả năng giải độc, chống lão suy và tăng cường thể lực.
Dược liệu này cũng có khả năng điều tiết sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của trung khu thần kinh. Mặc dù nó có tác dụng tạo hưng phấn. Nhưng việc sử dụng hợp lý, điều độ vẫn sẽ đảm bảo được chất lượng giấc ngủ của bạn hiệu quả.
Tác dụng lên hệ miễn dịch
Ngũ gia bì giúp tăng cường sự hình thành nhanh chóng của kháng thể chống lại vi sinh vật. Nó cũng tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào nội mô. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng khả năng điều chỉnh miễn dịch, kháng các tế bào ung thư, chống lại virus và giảm viêm (bao gồm cả viêm mạn tính và cấp tính).
Tác dụng đuổi muỗi
Cây ngũ gia bì đã được ghi nhận trong Dược điển Việt Nam về khả năng đuổi muỗi. Người dân sống ở những vùng ẩm thấp thường sử dụng cây ngũ gia bì để chống lại muỗi. Bạn có thể trồng nó trong nhà hoặc sân vườn.
Các nhà khoa học đã xác nhận tác dụng này nhờ vào lượng tinh dầu phong phú có trong cây ngũ gia bì. Theo các thí nghiệm, trước khi đặt chậu cây ở bậc cửa ra vào, muỗi thường tập trung quanh người mỗi khi mở cửa. Tuy nhiên, sau khi đặt chậu cây, họ không còn gặp phải sự xuất hiện của muỗi nữa.
Làm sạch không khí
Ngũ gia bì được biết đến với khả năng chống ô nhiễm và loại bỏ khí độc Formaldehyd từ môi trường. Điều này đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ.
Vì vậy mà cây ngũ gia bì hoàn toàn có thể trồng được ở trong nhà. Khi trồng cây này trong nhà, sân vườn hoặc phòng làm việc, bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái hơn và không khí xung quanh trở nên sảng khoái hơn.
>> Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA SÂM CAU KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
3. Cách sử dụng ngũ gia bì chân chim chữa bệnh hiệu quả
Trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp:
- Chuẩn bị: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít.
- Thực hiện: Ngâm ngũ gia bì trong rượu khoảng 10 ngày. Dùng 30ml/ngày trước khi ăn tối.
Trị huyết áp thấp:
- Chuẩn bị: Ngũ gia bì tán bột.
- Thực hiện: Uống 5 viên/ngày, 3 lần. Dùng liều trình 20 ngày.
Trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi:
- Chuẩn bị: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g, 1 con gà.
- Thực hiện: Tán và giã nát thành hỗn hợp, đắp bên ngoài vùng xương gãy, quấn lại trong 1 tuần.
Trị thấp khớp:
- Chuẩn bị: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g, tùng tiết 120g.
- Thực hiện: Uống 4g, 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng giảm.
Trị suy nhược cơ thể ở nữ giới:
- Chuẩn bị: Mẫu đơn bì, ngũ gia bì, đương quy, xích thược mỗi thứ 40g.
- Thực hiện: Uống 4g, 2 lần/ngày.
Trị khớp sưng đau, giảm khả năng vận động:
- Chuẩn bị: Cát căn, ngũ gia bì, bưởi bung, ngải diệp, trinh nữ, nam tục đoạn.
- Thực hiện: Sắc với nước, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Trị yếu sinh lý ở nam giới:
- Chuẩn bị: Cam thảo, ngũ gia bì, khởi tử, thục địa, phá cố chỉ, cẩu tích, phòng sâm, hạt sen, nhục thung dung, tần giao, thỏ ty tử.
- Thực hiện: Sắc với nước, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Chữa phù thận:
- Chuẩn bị: Ngải diệp, bạch truật, hương nhu trắng, ngũ gia bì, bông mã đề, cẩu tích, đinh lăng, bào khương, nhục quế.
- Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 1 tuần.
Chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn:
- Chuẩn bị: Liên nhục, khởi tử, thục địa, cẩu tích, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân, tục đoạn, quế chi, xuyên khung, cam thảo.
- Thực hiện: Ngâm trong nước 15 ngày, uống 20ml trước bữa ăn, 2 lần/ngày.
Trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp:
- Chuẩn bị: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh, rễ cỏ xước, quế chi, phòng phong, cố chỉ, tế tân.
- Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng ngũ gia bì chân chim
- Ngũ gia bì có tính vị cay ôn, có thể gây tổn hại cho phần âm và hỗ trợ phần hoả. Do đó, không nên sử dụng cho những người có dấu hiệu âm hư hỏa vượng (cơ thể nhiệt thịnh, hay khát, thích mát), theo Thực Dụng Trung Y Học. Ngũ gia bì cũng có thể tương tác với một số loại thuốc và thực phẩm chức năng khác.
- Cần phải phân biệt cây ngũ gia bì với cây đùm đũm (hay còn gọi là cây mâm xôi, có tên khoa học là: Rubus cochinchinensis Tratt, họ: Rosaceae – Hoa hồng).
- Trước khi sử dụng ngũ gia bì chân chim, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
5. Mua (vỏ) cây ngũ gia bì chân chim ở đâu uy tín nhất Hà Nội và HCM?
Ngũ gia bì chân chim là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Và việc chọn địa điểm mua hàng uy tín là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín ở Hà Nội và Hồ Chí Minh để mua ngũ gia bì chân chim, Nông Sản Dũng Hà là một sự lựa chọn đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và cung cấp hàng ngàn sản phẩm dược liệu uy tín cho khách hàng trên cả nước. Dũng Hà tự tin là địa chỉ mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho bạn.
>>> Xem thêm: MUA TAM THẤT KHÔ Ở ĐÂU TỐT VÀ UY TÍN NHẤT TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY?
6. Kết luận
Ngũ gia bì là loại dược liệu quý đã được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền. Đây là vị thuốc không thể bỏ qua với những người bị đau xương khớp, phong thấp hay chấn thương chưa lành. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng ngũ gia bì để chữa bệnh. Hy vọng bạn sẽ biết cách tận dụng để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, các bài thuốc được tổng hợp từ kinh nghiệm dân gian chỉ mang tính tham khảo. Trước khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm về các loại cây thuốc quý, mẹo nấu ăn, kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe an toàn, hãy thường xuyên truy cập vào trang web của Nông Sản Dũng Hà để đọc các bài viết mới nhất nhé!
Review Ngũ gia bì chân chim Dũng Hà
Chưa có đánh giá nào.