Lẩu Atiso Đà Lạt là một món ăn đặc sản nổi tiếng nhất định bạn phải thử khi đặt chân tới thành phố Đà Lạt thơ mộng. Nếu như bạn không có thời gian để tới Đà Lạt dùng thử món lẩu này thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Hiện nay, lẩu Atiso có thể được chế biến tại nhà với công thức cách làm siêu đơn giản. Và hôm nay, nhân ngày mưa gió, Nông sản Dũng Hà sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn cách nấu lẩu Atiso Đà Lạt thơm ngon đúng điệu như người bản địa tại nhà nhé.
Lẩu Atiso Đà Lạt là gì?
Lẩu Atiso Đà Lạt là một món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Món ăn này được chế biến từ hoa Atiso tươi, thịt bò, nấm, kết hợp cùng với các loại rau xanh như cải thảo, rau muống, cải bó xôi,…
Nước lẩu atiso được nấu từ bông hoa atiso tươi, có vị ngọt thanh, thơm nhè nhẹ. Khi ăn, thịt bò chín mềm, thấm đẫm nước lẩu, hòa quyện với vị ngọt thanh của atiso cùng các loại rau xanh, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn.
Lẩu Atiso không chỉ ngon ở nước dùng mà món lẩu này còn rất tốt cho sức khỏe. Hoa atiso có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể,… Vì vậy, đây chính là một món ăn thích hợp để thưởng thức trong tiết trời se lạnh của mùa đông Hà Nội.
Xem thêm: TÌM HIỂU BÔNG ATISO ĐÀ LẠT TẠI HÀ NỘI UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Công dụng lẩu Atiso Đà Lạt?
Lẩu Atiso là một món ăn đặc sản của Đà Lạt, được chế biến từ hoa atiso tươi, một loại rau cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Công dụng lẩu Atiso Đà Lạt gồm:
- Giải độc gan: Hoa Atiso có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Chất này có nhiệm vụ giúp bảo vệ gan khỏi tác hại của các gốc tự do. Từ đó, giúp giải độc gan, cải thiện chức năng gan, giúp gan được mạnh khỏe
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Hoa Atiso có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón
- Giảm Cholesterol: Hoa Atiso có tác dụng giảm Cholesterol xấu và tăng Cholesterol tốt. Từ đó, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm về tim mạch như đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,…
- Điều trị bệnh tiểu đường: Hoa Atiso có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Từ đó, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Làm đẹp da: Hoa Atiso có chứa nhiều vitamin C. Một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da, giúp làn da luôn tươi trẻ, hồng hào, mịn màng, xua tan nám, tàn nhang, mụn nhọt,…
Ngoài ra, lẩu Atiso có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng, mỏi mệt. Lẩu atiso là một món ăn ngon, bổ dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Bạn có thể thưởng thức món ăn này vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng đặc biệt thích hợp trong những ngày se lạnh.
Cách nấu lẩu Atiso Đà Lạt ngon đúng điệu như người dân bản địa?
Các chọn bông Atiso tươi nấu lẩu
Bông Atiso là nguyên liệu chính để nấu lẩu Atiso. Vậy nên, việc chọn bông atiso tươi ngon, đúng cách là rất quan trọng để món lẩu có hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Dưới đây là một số mẹo chọn bông atiso tươi ngon để nấu lẩu:
- Chọn bông Atiso còn khép và nặng tay: Bông atiso ngon nhất là những bông còn khép kín, cánh hoa dày, màu xanh tươi, không thâm đen hay dập nát. Khi cầm bông Atiso lên, bạn cảm thấy nặng tay. Đó chính là những bông tươi, nhiều nước, nấu lẩu rất ngon
- Lá atiso có màu xanh tươi: Lá atiso tươi sẽ có màu xanh đậm, không héo úa. Nếu lá Atiso bị héo úa, đó là những bông atiso đã không còn tươi ngon, nước lẩu sẽ không có vị ngọt thanh như mong muốn
- Cánh hoa atiso dễ giòn gãy: Cánh hoa Atiso tươi sẽ có độ giòn nhất định, khi chạm tay vào sẽ dễ dàng giòn gãy. Nếu cánh hoa atiso bị mềm, đó là những bông atiso đã quá già, không ngon
- Không chọn bông hoa atiso chuyển màu tím: Bông Atiso chuyển màu tím là những bông atiso đã già, không ngon
Ngoài những đặc điểm nhận biết bông atiso tươi ra, bạn cũng nên chọn địa điểm uy tín, chất lượng, minh bạch để mua bông atiso tươi ngon nhất nhé.
Nguyên liệu nấu lẩu Atiso
- 500gr xương heo (ninh lấy nước dùng cho ngọt)
- 500gr bông atiso tươi
- 500gr thịt bò thái lát mỏng
- 200gr váng đậu khô
- 1 gói nấm kim châm
- 1 gói nấm hải sản
- 1 gói nấm đùi gà
- 50gr nấm đông cô
- Rau ăn lẩu: cải xanh, cải thảo, rau muống, giá đỗ, rau xà lách,…
- Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm,…
- Nước tinh khiết
Các bước nấu lẩu Atiso
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Hoa atiso rửa sạch, cắt bỏ gốc và cành
- Bổ búp hoa atiso ra làm 4 phần bằng nhau
- Xương heo đem rửa cùng với nước sạch
- Nấm kim châm + nấm đùi gà + nấm hải sản bạn cũng rửa với nước sạch
- Rau lẩu ăn kèm cũng nhặt, ngâm nước muối và rửa với nước sạch, để ráo nước
- Cho dầu ăn vào chảo và đun nóng dầu ăn
- Dầu nóng, cho váng đậu vào chiên chín vàng, gắp ra rổ, để ráo dầu ăn
Bước 2: Nấu nước lẩu:
- Cho vào nồi 1 lít nước tinh khiết cùng với 500gr xương heo
- Tiến hành đun sôi nước xương heo trong 30 phút
- Vớt xương heo ra khỏi nồi, đổ nước luộc xương đi
- Cho xương heo + 2 lít nước tinh khiết mới vào nồi và đun sôi
- Nước sôi, cho hoa atiso vào, nấu với lửa nhỏ khoảng 30 phút
- Cho gia vị + hạt nêm + mì chính vào nồi nước lẩu, khuấy nhẹ cho hòa tan
- Nêm nếm nước dùng lẩu cho vừa miệng mình ăn
Bước 3: Thưởng thức:
- Múc nước lẩu ra nồi lẩu, bày thịt bò + nấm + rau + váng đậu xung quanh
- Nhúng các loại thức ăn vào nồi nước dùng lẩu và thưởng thức
Phân tích đối tượng nên sử dụng lẩu atiso Đà Lạt
- Gia đình: Món lẩu atisô rất thích hợp cho bữa ăn gia đình, đặc biệt trong những ngày lạnh. Với thành phần giàu dinh dưỡng như atisô, thịt bò và các loại rau xanh, món ăn không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ em.
- Người quan tâm đến sức khỏe: Những ai theo đuổi chế độ ăn lành mạnh sẽ đánh giá cao lẩu atisô vì khả năng giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol.
- Người ăn chay: Món lẩu này dễ dàng chuyển thành món chay bằng cách thay thịt bò và xương heo bằng các loại nấm và rau củ khác mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Một số lưu ý khi nấu lẩu atiso Đà Lạt
- Chọn atisô tươi: Bông atisô nên khép kín, nặng tay và có màu xanh tươi, tránh chọn các bông già, chuyển màu tím hoặc lá bị héo.
- Không nấu quá lâu: Hoa atisô nấu quá lâu sẽ mất đi độ giòn và hương vị thanh mát. Do đó, hãy canh thời gian nấu vừa đủ, khoảng 30 phút.
- Chọn các loại rau và nấm phù hợp: Kết hợp rau xanh tươi và các loại nấm để tăng vị ngọt tự nhiên sẽ giúp món lẩu thêm đậm đà và dinh dưỡng hơn.
- Điều chỉnh nước dùng: Đảm bảo nước lẩu được nêm nếm vừa miệng, không quá mặn hoặc quá ngọt để giữ được vị thanh tự nhiên từ atisô.
Tạm kết
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết về lẩu Atiso Đà Lạt là gì cũng như các bước để bạn nấu thành công lẩu Atiso tại nhà. Có thể thấy rằng, lẩu Atiso nấu rất đơn giản, không quá khó khăn hay đòi hỏi tay nghề lớn. Mặc dù, hương vị của lẩu atiso có thể khác nhưng các nguyên liệu để làm lẩu Atiso hoàn toàn không hề thay đổi. Chúc bạn luôn thành công nha.
TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: THANH TÙNG.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH NẤU LẨU LÁ É ĐƠN GIẢN MÀ THƠM NGON ĐÚNG ĐIỆU