Củ kiệu là củ gì?
Củ kiệu là loại củ thuộc họ Hành, có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc (tại một số tỉnh như Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hải Nam, Chiết Giang và Giang Tây). Sau đó, củ kiệu mới chính thức có mặt tại các nước khác thuộc khu vực châu Á và Bắc Mỹ.
Thông tin chi tiết về củ kiệu
Đặc điểm củ kiệu
Củ kiệu là loại cây trồng thân thảo nhỏ, thân màu trắng ở dưới, càng lên trên càng xanh, hình trái xoan thuôn. Củ kiệu nhìn giống với củ hành nhưng có kích thước nhỏ hơn, lớp vỏ mỏng phủ bên ngoài.
Thành phần các chất trong củ kiệu
Củ kiệu chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin K. Ngoài ra, thành phần các chất khoáng như sắt, canxi, magie,… cũng được tìm thấy trong củ kiệu, các thành phần này đều hỗ trợ cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thậm chí, hàm lượng axit có trong kiệu còn thúc đẩy quá trình hấp thụ các khoáng chất trở nên dễ dàng hơn vào bên trong cơ thể.
Lợi ích của củ kiệu đối với sức khỏe
Củ kiệu không chỉ là loại củ thơm ngon trong bữa ăn, mà nó còn được sử dụng cho mục đích phòng và chữa bệnh, mang lại tác dụng cho sức khỏe như sau:
Giải cảm, tăng sức đề kháng
Hầu hết các loại rau củ thuộc họ Hành, gồm cả củ kiệu, đều có khả năng giải cảm rất tốt. Bởi nhóm thực phẩm này có tính ấm, vị nóng, cay. Không những thế, củ kiệu còn chứa các vitamin và hợp chất rất tốt cho việc điều trị cảm cúm cũng như giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Giảm cholesterol và tăng cường lưu thông máu
Món củ kiệu muối chua trong thành phần thường chứa nhiều axit lactic – hợp chất có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng hình thành các mảng bám trên thành mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.
Vì thế, việc dùng củ kiệu trong bữa ăn có thể giảm một số bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Nhờ chất chống oxy hóa cao, củ kiệu trở thành thực phẩm hữu ích trong phòng ngừa ung thư phổi và dạ dày. Cụ thể, hoạt chất laxogenin có trong củ kiệu có khả năng chống lại các tế bào ung thư hiệu quả , tiêu diệt các gốc tự do gây hại cơ thể, ức chế sự phát triển của ung thư.
Chống oxy hóa và kháng viêm
Củ kiệu có các đặc tính chống oxy hóa và đặc tính kháng viêm hiệu quả. Có thể kể đến hợp chất quercetin, được tìm thấy nhiều trong củ kiệu – có tác dụng làm chậm quá trình phát triển các tế bào gây hại, ngăn ngừa ung thư xảy ra. Hợp chất này cũng giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại, vốn là nguyên nhân gây nên một số bệnh viêm mãn tính.
Ngoài ra, các hợp chất thực vật flavonoid có trong củ kiệu còn giúp thúc đẩy sự sản sinh glutathione – chất có đặc tính oxy hóa cao và có nhiều ích cho sức khỏe.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hợp chất quercetin có trong củ kiệu được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đến 60%, nhờ khả năng ngăn sự hình thành mảng bám tích tụ ở thành mạch máu. Chính vì thế, củ kiệu còn có thể phòng tránh được nguy cơ đột quỵ, góp phần bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.
Điều trị tiêu chảy, táo bón
Món kiệu muối chua có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu chảy và các dấu hiệu liên quan đến đường ruột: chứng đầy bụng, táo bón và khó tiêu. Do quá trình lên men của loại củ này xuất hiện nhiều loại vi khuẩn đường ruột có lợi, đồng thời có sự kết hợp một số hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn – vốn có trong củ kiệu. Tất cả đều giúp cơ thể phòng chống được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Phân biệt củ kiệu và củ hành
Bạn có thể phân biệt nhanh củ kiệu và củ hành qua một số đặc điểm nhận biết như sau:
|
Củ kiệu |
Củ hành |
Hình dạng |
Thân củ thon dài, phía trên màu tím nhạt |
Thân củ thon hoặc to tròn |
Kích thước |
Nhỏ |
Lớn hơn củ kiệu |
Màu sắc |
Trắng đục |
Trắng tinh |
Hương vị |
Hương nồng và vị cay gắt |
Hương vị hăng cay |
Củ kiệu có vị thơm nồng nên thường được làm dưa kiệu muối. Phần lá kiệu được sử dụng như một loại rau thơm.
Cách chọn mua củ kiệu
Nhìn chung, khi chọn mua củ kiệu về ăn, bạn cần lưu ý 2 điểm quan trọng như sau:
-
Kích thước củ
Nên chọn củ kiệu có phần thân củ kích thước nhỏ vừa phải, tránh chọn thân củ quá to vì kiệu dễ bị hăng và cay nồng, gây khó chịu khi ăn. Trái lại, thân củ nhỏ vừa ăn, thấm đều gia vị và có độ thơm ngon hơn.
-
Hình dáng củ
Bạn nên chọn những củ kiệu màu trắng tươi, có kích thước đều, không bị dập nát, úng và trầy xước. Để giúp cho món ăn được bày trí đẹp và bắt mắt hơn, bạn có thể chọn những củ kiệu có thân thắt eo rõ nét.
Món ngon từ củ kiệu
Củ kiệu muối chua ngọt
Ngày Tết có bánh chưng xanh, có câu đối đỏ mà còn cả dưa kiệu nồng thơm thì đúng chuẩn món ăn truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc mình rồi. Nhớ đừng bỏ qua món dưa kiệu xuất thần này nhé.
Nguyên liệu
-
½ kg kiệu tươi (Nên tìm mua những củ kiệu có độ to nhỏ đồng đều, không bị dập thối)
-
200 gram đường
-
200 ml giấm trắng
-
Muối hột
-
Ớt
Cách muối củ kiệu chua ngọt
Bước 1: Đem củ kiệu đi sơ chế
Cắt sạch rễ kiệu và đuôi, ngâm nước muối và đem phơi nắng trong vòng một ngày để kiệu được héo bớt.
Bước 2: Xếp củ kiệu vào lọ
-
Chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh cỡ lớn, lần được xếp từng lớp kiệu thật đều thật đẹp vào lọ thủy tinh. Cứ xếp được tầm 2cm củ kiệu bạn lại để một lớp đường vừa phải lên trên cùng với một chút muối.
-
Lưu ý khi xếp kiệu, bạn nên cho phần đầu củ kiệu áp sát vào mặt kính lọ, giúp tăng tính thẩm mỹ. Cứ xếp từng vòng tròn liên tục quanh thành lọ cho đến hết.
-
Đem lọ kiệu ướp tầm 7 ngày – 10 ngày, để toàn bộ muối đường có thể tan chảy và ngấm sâu vào củ kiệu. Với cách làm này, thời gian bạn có thể giữ được kiệu ngon lên đến 6 tháng nếu được cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Nấu giấm đường ngâm kiệu
-
Chuẩn bị một chiếc nồi vừa, đổ toàn giấm đã chuẩn bị vào. Sau đó múc 1 muỗng đường và khoảng ¼ muỗng muối ăn bỏ vào cùng. Bật lửa ở mức thấp, nấu sôi 15 phút đến khi nước sánh lại thì tắt bếp.
-
Nhấc nồi giấm đường xuống, để nước trong xoong nguội hẳn thì mới đổ hỗn hợp nước trên vào lọ kiệu ngâm.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Gắp phần kiệu ngâm giấm đường chua ngọt ra đĩa, khi ăn nên kết hợp cùng thịt kho thì ngon khỏi phải bàn. Thêm một chén cơm nóng hổi sẽ càng làm cho bữa cơm thêm hấp dẫn đó nha.
Xem thêm: Đã miệng với món tôm khô củ kiệu chua ngọt truyền thống
Củ kiệu ngâm nước mắm
Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm, thơm nồng ăn ngày Tết cực cuốn.
Nguyên liệu
-
½ kg kiệu
-
Muối hột + ớt khô nguyên trái
-
200 ml nước mắm ngon
-
300 gr đường
Cách tiến hành
Bước 1: Sơ chế củ kiệu
Thực hiện như với củ kiệu chua ngọt
Bước 2: Cho kiệu vào lọ thủy tinh
Cách sắp xếp kiệu ở bước 2 này không khác cách làm kiệu chua ngọt đâu nhé. Cứ xếp kiệu được khoảng 2cm bạn lại phủ lên một lớp muối đường kèm theo ớt khô.
Ủ 7 ngày – 10 ngày hoặc nếu để lâu hơn thì cho thêm chút muối, bảo quản trong tủ lạnh bạn nhé.
Bước 3: Nấu mắm đường ngâm củ kiệu
Lấy một cái nồi vừa phải, cho nước mắm cùng đường vào, đun nóng trong thời gian 20 – 25 phút. Khi thấy nước mắm đường bắt đầu sền sệt lại, hãy tắt bếp nhấc nồi xuống.
Để nước mắm đường nguội hẳn thì mới đổ hết vào củ kiệu. Lưu ý Trước khi đổ nên dùng thanh tre cố định phần đầu miệng lọ để cho kiệu không bị trồi lên, giúp thấm được toàn bộ nước mắm đường. Nhớ đóng chặt nắp lọ tránh không khí tràn vào.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Lấy dưa kiệu thấm vị ra, ăn cùng cơm nóng thêm một vài món kho thì ngon bá cháy luôn nhé!
Mua củ kiệu sơ chế ngon tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hiện nay thị trường đang phổ biến 2 loại củ kiệu: củ kiệu tươi và củ kiệu sơ chế.
Củ kiệu sơ chế là củ kiệu được chọn lựa từ củ kiệu chất lượng tốt, đã được loại bỏ đất bẩn, bỏ vỏ, cắt gốc, làm sạch để có thể sử dụng được luôn.
Củ kiệu sơ chế phù hợp với người bận rộn, bởi không cần mất công sơ chế mà bạn vẫn có được những củ kiệu trắng nõn, thơm ngon để chế biến món ăn.
<Mua củ kiệu sơ chế tại Nông Sản Dũng Hà. Nông Sản Dũng Hà cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến khách hàng. Ngoài củ kiệu sơ chế, Nông Sản Dũng Hà còn cung cấp rất nhiều các loại rau củ sạch khác: như <củ cải đỏ, củ niễng Nam Định, rau mầm, củ hũ dừa tươi, …và còn rất nhiều các loại thực phẩm tươi sống khác.
Review Củ kiệu sơ chế
Chưa có đánh giá nào.