Bật mí cách làm bún riêu cua ngon như ngoài hàng

cach-lam-bun-rieu-cua

Món bún riêu cua là món ăn dân dã và có truyền thống từ lâu đời. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản và có sự khác nhau giữa các miền với nhau. Hôm nay hãy cùng Nông sản Dũng Hà thực hiện các cách làm bún riêu cua ngon như ngoài hàng nhé!

1. Câu chuyện về món bún riêu cua trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Bún riêu cua là một món ăn dân dã và đậm đà hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Không chỉ được yêu thích bởi người dân trong nước, món ăn này còn được nhiều du khách quốc tế biết đến và yêu mến. Bún riêu cua mang trong mình hương vị đặc biệt của cua đồng, kết hợp với sự tươi ngon của cà chua, hành phi và các loại rau sống, tạo nên một món ăn vừa thanh mát, vừa bổ dưỡng.

Trong các vùng miền khác nhau, bún riêu cua có sự biến tấu phù hợp với khẩu vị địa phương, nhưng điểm chung của món ăn vẫn là sự giản dị và đậm đà vị cua. Tại miền Bắc, bún riêu thường có hương vị chua thanh từ dấm bỗng, trong khi miền Nam lại ưa chuộng vị ngọt đậm đà hơn.

Bún riêu cua không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon mà còn mang trong mình giá trị văn hóa, thể hiện sự khéo léo của người Việt trong việc chế biến các nguyên liệu từ thiên nhiên thành món ăn phong phú và hấp dẫn. Đây là món ăn quen thuộc trên bàn ăn gia đình và cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực đường phố Việt Nam.

Món bún riêu cua đã trở thành biểu tượng của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật ẩm thực truyền thống, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất nước.

bun-rieu-cua
Bún riêu cua

2. Cách làm bún riêu cua miền Bắc 

2.1 Nguyên liệu để làm bún riêu cua miền Bắc

2.2 Các sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch cua đồng với nước muối loãng để loại bỏ bùn đất, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tách thân và mai cua, phần thân cua đem xay nhuyễn, thêm 35g muối hạt vào, trộn đều và để vào ngăn mát tủ lạnh 35 phút để cua thấm và giữ vị.
  • Tiếp theo, khều phần gạch cua từ mai ra bát. Bắc chảo lên bếp, phi hành với mỡ cho thơm, rồi cho gạch cua vào xào đến khi vàng óng và dậy mùi. Ngâm tôm khô và mực trong nước cho mềm, rửa sạch, và thái nhỏ mực.
  • Cà chua rửa sạch, cắt múi cam và xào cùng mỡ chao hành với dầu màu điều để tạo màu đẹp. Mỡ lợn rửa sạch, thái nhỏ, đảo cùng hành tím thái mỏng đến khi mỡ tan và hành tím vàng thơm.
  • Huyết heo thái thành miếng vuông, đem chần qua nước sôi cùng đậu phụ chiên. Cuối cùng, rửa sạch hành lá, cắt khúc đầu hành để sẵn sàng cho các bước nấu tiếp theo.

2.3 Các bước thực hiện

  • Bước 1: Cua xay để trong tủ lạnh 30 phút, sau đó lọc cùng 4 lít nước. Khuấy đều, chờ phần xương cua lắng xuống, rồi gạn lấy phần nước trên. Buộc xương cua trong vải để đun lấy nước ngọt. Sau khi lọc, để nước cua lắng trong tủ lạnh 30 phút, rồi lấy 3 lít nước cua cho vào nồi, phần còn lại giữ trong bát.
  • Bước 2: Hấp riêu cua: Trộn giò sống với 2 lòng đỏ trứng gà, hành lá thái nhỏ, bột ngọt và phần nước cua còn lại. Nhào đều rồi hấp chín trong 40 phút. Sau đó, đun nhẹ phần riêu đã hấp để lấy nước. Cho gạch cua đã xào lên trên bề mặt riêu cua hấp để tạo vị thơm béo.
  • Bước 3: Chiên tôm khô và mực để lấy nước ngọt. Sau khi tôm và mực vàng, thơm, cho nước vào đun sôi. Thêm phần xương cua bọc trong vải, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó, đổ 3 lít nước cua đã lọc vào nồi và đun sôi.
  • Bước 4: Vớt xương cua ra, thêm đậu phụ, huyết lợn, cà chua vào nồi nước riêu và đun sôi. Nêm nếm gia vị, cho thêm nước mắm, mắm tôm, một chút đường và bột ngọt.
  • Bước 5: Sau khi nước dùng hoàn thành, thưởng thức cùng bún tươi và rau thơm. Hầm xương lợn cùng nước dùng để tạo độ ngọt tự nhiên, giúp riêu cua mềm, béo ngậy mà không bị khô. Bún riêu cua khi ăn kèm rau thơm sẽ ngon miệng và hấp dẫn hơn.
cach-lam-bun-rieu-cua-mien-bac
Cách làm bún riêu cua miền Bắc

Xem thêm: Các làm món phở cuốn thập cẩm

3. Cách làm bún riêu cua miền Nam

3.1 Nguyên liệu làm bún riêu cua miền Nam

3.2 Sơ chế nguyên liệu

  • Bước đầu tiên bạn để nồi nước dùng, trong khi các bạn rửa xương xong thì cần chần qua với nước sôi cùng vài lát hành tây trong 5 phút thì đem đi rửa sạch để ráo. Hành tím khô thì bóc vỏ và thái lát mỏng sau đó đem phi thơm lên. Hành lá tươi thì rửa thật sạch và cắt bỏ phần đầu hành thái khúc. Cà chua thì bạn rửa sạch rồi cắt từng múi cau. Mớ rau muống thì bạn nhặt phần ngon non rửa sạch rồi đem trần sơ qua cùng nước sôi cho tái, huyết thái miếng vuông vừa ăn rồi đem luộc sơ qua. Tôm khô thì bạn đem xay nhuyễn. 

3.3 Các bước thực hiên

  • Bước 1: Bước tiếp theo là lọc cua, bạn cho cua đồng vào bát xay ra rồi cho vào bát lớn, cho vào 2 lít nước rồi khuấy đều cho tan ra, dùng rây lọc nước cua vào nồi, phần xác cua thì đem bỏ.  
  • Bước 2: Tiếp theo làm riêu cau, cho 400g thịt vào bát lớn đựng sẵn riêu cua vừa vớt ra rồi cho thêm phần tôm xay vào rồi cho tiếp hộp riêu cua mua sẵn, cho thêm 3 quả trứng vào nêm cùng 2 thìa đường, 2 thìa mắm tôm rồi trộn đều cùng hỗn hợp riêu cua lên.
  • Bước 3: Tiến hành hầm xương, bạn cho 1 củ hành tây, xương đã rửa sạch vào nồi rồi cho 2,5 lít nước vào nồi, thêm 1 thìa tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa muối. Rồi bạn đậy nắp lại, hầm xương trong khoảng 40 phút. 
  • Bước 4: Bạn nấu nước riêu cua và xương hầm trong khoảng 40 phút rồi vớt xương, củ hành tây ra ngoài, đổ phần nước cua đã đun vào nồi nước xương, tiếp đó đun sôi nồi nước dùng,  các bạn lấy thìa viên trong giò thành từng miếng mọc và viên cùng cả phần riêu để thả vào nồi rồi đun sôi lên cho mọc, riêu nổi lên. 
  • Bước 5: Tiếp đến, các bạn cho đậu hũ, cà chua, hành vào nồi rồi cho tiếp huyết vào, sau đó đun sôi lên là đạt, bạn tiến hành cho thêm chút gạch tôm khuấy thật đều lên cho màu đẹp hơn.
cach-lam-bun-rieu-cua-mien-nam
Cách làm bún riêu cua miền Nam

Tham khảo thêm: Bật mí cách nấu phở gà cùng nồi nước đậm đà

4. Cách làm bún riêu cua từ cua đóng hộp

4.1 Nguyên liệu

  •  Riêu cua 1 hộp
  •  Xương 1 kg
  •  Chân giò heo 500 gr
  •  Thịt nạc dăm 600 gr
  •  Trứng gà 2 quả
  •  Đậu hũ chiên sẵn 200 gr
  •  Cà chua 300 gr
  •  Rau ăn kèm 500 gr
  •  Hành lá cắt nhuyễn 10 gr
  •  Hành tím 10 gr
  •  Ớt 5 gr
  •  Bún tươi 300 gr
  •  Dầu màu điều 1 muỗng canh
  •  Mắm tôm 3 muỗng cà phê
  •  Nước mắm 1 muỗng canh
  •  Đường phèn 20 gr
  •  Giấm 1 ít
  •  Gia vị thông dụng 1 ít

4.2 Sơ chế nguyên liệu

  • Bước 1:  Cho thêm xương lợn, móng lợn đã chặt nhỏ vào cùng thịt nạc dăm nguyên miếng vào nước ấm cũng chút nước giấm, muối giấm trong khoảng 5-10 phút để thịt thật sạch, khử mùi hôi. Tiến hành dùng dao bén cạo một chút phần lông còn sót lại trên da lợn. 
  • Bước 2: Tiếp đó rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ chút chất bẩn, khử mùi hôi hiệu quả, đặt một nồi lên bếp cho xương lợn vào trước với 4 lít nước lọc và 2 thìa canh muối, 1 củ hành tím đập dập, đậy nắp, đun sôi. Tiếp đó nước sôi bạn vớt sạch bọt để nước dùng trong hơn. 
  • Bước 3: Tiếp đó bạn cho chân giò, hạ lửa nhỏ và hầm khoảng 1-1,5 giờ đồng hồ. Tiến hành rửa sạch rau ăn lèm cùng với các nguyên liệu. Rửa sạch rau ăn kèm, các nguyên liệu, đối với rau ăn kèm: rau thơm nhặt bỏ lá sâu lấy một số lá tươi non, rau muống bà mỏng, xà lách cắt nhỏ.

4.3 Các bước thực hiện

  • Bước 1: Lưu ý: bạn có thể lựa chọn rau ăn kèm cùng với bún riêu tùy thích theo khẩu vị của bản thân. Phần hành tím còn lại bạn lọt vỏ, băm nhuyễn, cà chua cắt từng múi cau rồi bỏ bớt hạt. Hành tím còn lại lột vỏ, băm nhuyễn. Cà chua cắt múi cau, bỏ bớt hạt. Đậu phụ bạn chiên cho nóng, giòn ngon hơn. Sau khi xương được hầm với chân giò hơn 1 giờ đồng hồ, bạn vớt riêng chân giò ra rồi phần xương bạn tiếp túc hầm đến khi xương mềm rục để phần nước dùng ngọt, thanh hơn. Nước dùng đó thì bạn thêm 20g đường phèn vào. 
  • Bước 2: Bạn làm chả, thịt nạc bạn thái từng miếng mỏng rồi dùng máy xay, xay thật nhuyễn thịt cùng với 1 củ hành tím, tiếp đó thêm 1 chút canh nước mắm, cà phê mắm tôm, hộp riêu cua, 1 thìa đường, bột ngọt, tiêu xay, trứng gà, 10g hành lá và xay thật đều trong 30 giấy để hỗn hợp được trộn đều lên.
  • Bước 3: Bạn xào cà chua cùng dầu màu điều đun nóng, cho hành tím băm phi thơm vào, kế đến cho cà chua đã thái nhỏ vào xào trong khoảng 5 phút trên lửa vừa, cho vào 1 thìa hạt nêm, đường xào trong 3 phút cho thấm gia vị. 
cach-lam-bun-rieu-cua-tu-cua-dong-hop
Cách làm bún riêu cua từ cua đóng hộp

Xem thêm: Mua bún khô bún khô Bắc Cạn giá rẻ tại HN và HCM

5. Nguyên liệu tươi ngon để làm bún riêu cua chuẩn vị

Dưới đây là các nguyên liệu cần chuẩn bị, kèm theo những mẹo chọn lựa để đảm bảo món ăn đạt chuẩn vị:

  • Cua đồng tươi: Cua đồng là nguyên liệu chính quyết định hương vị của bún riêu. Bạn nên chọn cua đồng tươi sống, mai cua chắc, còn đầy đủ càng. Khi chọn, hãy ưu tiên những con cua có yếm to, vì chúng có nhiều gạch cua, tạo nên vị béo và hương thơm đặc trưng cho món riêu.
  • Cà chua chín đỏ: Cà chua là thành phần không thể thiếu để tạo màu sắc và vị chua nhẹ cho món bún. Chọn những quả cà chua chín mọng, có màu đỏ tươi, vỏ căng bóng. Tránh sử dụng cà chua còn xanh hoặc chín quá mềm, vì chúng sẽ làm mất đi độ tươi ngon của món ăn.
  • Đậu phụ: Đậu phụ vàng giòn hoặc đậu phụ trắng là lựa chọn phổ biến để thêm vào bún riêu. Chọn đậu phụ tươi, có mùi thơm đặc trưng, khi cắt không bị vỡ nát.
  • Mắm tôm: Mắm tôm là gia vị quan trọng tạo nên hương vị đậm đà, đặc trưng của món bún riêu cua. Nên chọn loại mắm tôm thơm ngon, màu tím sậm, không bị mốc hay có mùi lạ.
  • Bún tươi: Bún là phần không thể thiếu của món ăn này. Chọn loại bún tươi, sợi nhỏ và mềm mịn. Tránh sử dụng bún đã để lâu hoặc có mùi chua.
  • Bên cạnh các nguyên liệu chính, bạn có thể thêm các thành phần khác như hành khô phi vàng, hành lá, giấm bỗng để tạo thêm hương vị độc đáo cho món bún riêu cua.
nguyen-lieu-lam-bun-rieu-cua
Nguyên liệu làm bún riêu cua

6. Những Lỗi Thường Gặp Khi Nấu Bún Riêu Cua Và Cách Khắc Phục

Khi nấu bún riêu cua, một số lỗi thường gặp có thể làm giảm chất lượng của món ăn, từ đó ảnh hưởng đến hương vị và trải nghiệm thưởng thức. Dưới đây là những lỗi phổ biến và cách khắc phục để đảm bảo món bún riêu cua ngon đúng điệu:

Nước dùng không trong hoặc bị đục:

  • Lỗi: Nước dùng bị đục là do nấu cua không đúng cách hoặc không lọc kỹ cua sau khi xay nhuyễn.
  • Cách khắc phục: Sau khi giã hoặc xay cua, bạn cần lọc qua rây hoặc vải mỏng để loại bỏ cặn, chỉ giữ lại phần nước cốt cua. Khi nấu, để nước cua sôi lăn tăn và không khuấy mạnh để tránh làm vỡ gạch cua, dẫn đến nước bị đục.

Riêu cua không kết tụ thành từng mảng:

  • Lỗi: Riêu cua không kết tụ thành mảng mà bị vỡ vụn hoặc hòa tan vào nước.
  • Cách khắc phục: Khi nấu cua, bạn không nên để lửa quá lớn, chỉ đun nhỏ lửa để cua có thể kết lại thành từng mảng. Ngoài ra, có thể cho một ít muối vào nước cua để giúp riêu kết tụ tốt hơn.

Mắm tôm bị nặng mùi:

  • Lỗi: Sử dụng mắm tôm không đúng cách có thể làm món bún riêu cua có mùi quá nặng, gây khó chịu cho người ăn.
  • Cách khắc phục: Để mắm tôm thơm ngon, bạn nên đánh tan mắm tôm với một chút đường, chanh và ớt trước khi cho vào nồi hoặc để riêng cho thực khách tự nêm. Việc này giúp giảm bớt độ gắt của mắm tôm mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
nhung-sai-lam-va-cach-khac-phuc-khi-lam-bun-rieu-cua
Những sai lầm và cách khắc phục khi làm bún riêu cua
  •  

7. Nhận xét từ các chuyên gia ẩm thực về món bún riêu cua

  • Bùi Thị Sương – Chuyên gia ẩm thực Việt Nam:

“Bà Sương cho rằng bún riêu cua là một món ăn dân dã nhưng có sự tinh tế trong cách chế biến. Hương vị đặc trưng của cua đồng kết hợp với sự thanh mát của cà chua, đậm đà của mắm tôm và độ giòn của đậu phụ tạo nên một tổng thể hài hòa, vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng. Điều quan trọng nhất khi nấu bún riêu cua là phải giữ được độ tươi ngon của cua đồng và các nguyên liệu đi kèm.”

  • Christine Hà – Đầu bếp nổi tiếng và quán quân MasterChef Mỹ:

“Christine Hà đã từng chia sẻ rằng bún riêu cua là một món ăn cô rất yêu thích vì nó gợi nhớ đến quê hương. Theo cô, điểm hấp dẫn nhất của bún riêu cua là sự kết hợp độc đáo giữa các hương vị và kết cấu: vị chua thanh của cà chua, vị ngọt của cua đồng, và độ giòn mềm của đậu phụ. Cô cũng nhấn mạnh rằng món ăn này không chỉ ngon mà còn rất cân bằng về dinh dưỡng.”

4. Kết luận

Trên đây là một số cách làm bún riêu cua đơn giản, thơm ngon tại nhà. Nông sản Dũng Hà hy vọng các bạn đã tích lũy thêm cho bản thân kiến thức về món ăn đặc sản này nhé!

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Ngồng Tỏi Là Gì Và Cách Chế Biến Cực Kỳ Đơn Giản

Trong ẩm thực Việt Nam, ngồng tỏi đang ngày càng được yêu thích nhờ vào...

Xây dựng thực đơn với món ngon từ củ cải trắng mỗi tuần

Củ cải trắng không chỉ là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn...

Mầm đá làm món gì ngon? Top món ăn dễ chế biến nhất tại nhà

Bạn đã từng tự hỏi “mầm đá làm món gì ngon”? Mầm đá, với hương...

Củ cải đỏ làm món gì ngon? Thử ngay 7 món hấp dẫn!

Củ cải đỏ, còn được gọi là “viên ngọc đỏ” trong vườn rau, là một...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button