Gạo lứt không chỉ là một trong những thực phẩm có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn đa dạng trong các cách chế biến. Trong số đó, một món ăn ngon và bổ dưỡng không thể không nhắc đến chính là cháo gạo lứt. Với hương vị đặc trưng và hấp dẫn, món cháo này vừa là lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn sáng, vừa là một cách tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy cùng bước vào bếp với Nông Sản Dũng Hà để tìm hiểu cách nấu cháo gạo lứt cho bữa ăn ngon miệng ngay nhé!
1. Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Gạo lứt được xem là một nguồn thực phẩm quý giá, đặc biệt có nhiều công dụng tốt đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong gạo lứt chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng như protein, canxi, sắt, carb, chất xơ, phốt pho, kali, kẽm, thiamin, riboflavin, niacin, , folate, axit pantothenic, magie, mangan…Các lợi ích mà gạo lứt mang đến cho sức khỏe bao gồm:
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Chất xơ giàu trong gạo lứt giúp duy trì sự hoạt động bình thường của ruột, ngăn chặn sự hấp thụ axit và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đặc biệt là quan trọng đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Phát triển xương khỏe mạnh: Magie và canxi có trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của xương, giúp duy trì cấu trúc xương chắc khỏe và cứng cáp.
- Kiểm soát trọng lượng: Mangan và phốt pho trong gạo lứt giúp kiểm soát trọng lượng bằng cách tổng hợp chất béo, đồng thời chất xơ và chỉ số đường huyết thấp hỗ trợ ngăn chặn thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ.
- Cung cấp năng lượng và sức khỏe: Gạo lứt, chứa magie, thúc đẩy quá trình chuyển hóa carb và protein thành năng lượng, giúp trẻ có sức khỏe và năng động.
- Ngăn chặn tiểu đường tuýp 1: Axit phytic, chất xơ và polyphenol trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ bằng cách chậm quá trình giải phóng đường.
2. Cách nấu cháo gạo lứt bổ dưỡng, thơm ngon cho bé
Gạo lứt là thực phẩm ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy cháo gạo lứt là một món ăn rất bổ dưỡng mà các mẹ nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Dưới đây là tổng hợp của Kinggroup các cách nấu cháo gạo lứt thơm ngon bổ dưỡng lứt cho bé.
2.1 Cách nấu cháo ăn dặm cho bé với gạo lứt
2.1.1 Nguyên liệu
- 1/4 chén gạo lứt
- 1/2 lít nước lọc
2.1.2 Cách nấu cháo gạo lứt ăn dặm cho bé
- Vo sạch gạo lứt và ngâm trong nước ít nhất 4 giờ hoặc qua đêm.
- Đun sôi nước trong nồi, thêm gạo lứt đã ngâm vào nước sôi.
- Nấu cháo cho đến khi gạo lứt chín nhừ, bung nở đều, sau đó tắt bếp.
Đây là cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm đơn giản nhất, mẹ bỉm sữa có thể lưu giữ “bí kíp” này để kết hợp với các thực phẩm khác, giúp bé có những bữa ăn dặm thơm ngon và giàu dưỡng chất.
>>> Xem thêm: CÁCH NẤU CHÁO RÂY CHO BÉ ĂN DẶM THƠM NGON ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG
2.2 Cách nấu cháo gạo lứt nấu với tôm và cà rốt
2.2.1 Nguyên liệu
2.2.2 Cách thực hiện
- Gạo lứt được vo sạch và ngâm trong nước trong 1 tiếng. Sau đó, đun sôi nước trong nồi và đổ gạo lứt vào, nấu cho đến khi chín nhừ và hạt gạo nở ra. Gạo lứt thường mất thời gian lâu hơn để trở nên mềm mại hơn gạo thông thường.
- Chuẩn bị tôm và cà rốt, sau đó đặt cả hai vào máy xay để xay nhuyễn.
- Nấu hỗn hợp tôm và cà rốt, thêm một ít cháo vào và khuấy đều. Có thể thêm gia vị theo khẩu vị, nhưng nên ưu tiên mùi vị tự nhiên của món ăn.
- Múc cháo ra bát, thêm một ít dầu cá để làm cho bữa ăn của bé thêm phần hấp dẫn và hương vị.
2.3 Cách nấu cháo gạo lứt nấu với nấm rơm và củ cải trắng
2.3.1 Nguyên liệu
- Nửa bát gạo lứt (200g)
- 100g nấm rơm
- 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt
- 1 cây boa rô (hoặc hành tím)
- 50g mè
2.3.2 Cách làm
- Thái củ cải trắng và cà rốt thành các hạt lựu.
- Ngâm nấm rơm trong nước muối pha loãng trong 20 phút và thái hạt lựu.
- Rang mè cho chín, sau đó chà vỏ ngoài và thêm một ít muối.
- Làm nóng chảo, đun sôi 1 lít nước rồi cho gạo lứt vào hầm cháo.
- Nấu gạo lứt trong 10 phút, sau đó đặt nồi lên bếp và thêm 1 lít nước sôi vào nấu nhừ cháo.
- Trong một chảo, làm nóng 1 muỗng canh dầu, phi thơm boa rô (hoặc hành tím), sau đó thêm củ cải trắng, cà rốt, nấm rơm vào xào 5 phút. Thêm gia vị và nước tương phù hợp với khẩu vị và trộn đều. Hầm thêm khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát và thưởng thức với muối mè.
2.4 Cách nấu cháo thịt gà và bí đỏ nấu với gạo lứt
2.4.1 Nguyên liệu
2.4.2 Hướng dẫn cách làm
- Gạo lứt được rửa sạch và ngâm trong nước trong khoảng 30 phút.
- Bí đỏ và cải ngọt thái thành khúc, ức gà được thái thành miếng.
- Gạo lứt đặt vào nồi, thêm nước để nấu cháo.
- Khi cháo đã nở, thêm thịt gà và bí đỏ vào nồi.
- Khi thịt gà và bí đỏ đã chín nhừ, thêm rau cải vào.
- Khi nồi cháo đã chín, lấy một phần và đặt vào máy xay, xay nhuyễn tùy thuộc vào khả năng ăn thô của bé.
- Múc cháo ra bát và thêm một thìa dầu oliu, trộn đều để bé ăn.
>>> Xem thêm: HỌC CÁCH NẤU CHÁO GÀ NGON NHẤT CÙNG NÔNG SẢN DŨNG HÀ
2.5 Cách nấu cháo gạo lứt nấu với thịt bò
2.5.1 Nguyên liệu
- 4.5 chén cơm gạo lứt
- 500g thịt bò
- 100g thịt băm
- 2 tép tỏi
- 2 tép xả
- 2 nhánh hành lá
- 1 ít ngò rí
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 1/2 muỗng cà phê nước mắm
- 1/2 muỗng canh bột canh
- Gia vị thông dụng
2.5.2 Cách làm
- Rửa sạch thịt bò đã chuẩn bị và thái thành các miếng vừa ăn. Băm nhỏ tỏi, đập dập xả, và rửa sạch gạo lứt, ngâm nước để khi nấu dễ nở mềm.
- Làm nóng chảo với lửa vừa, thêm 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, thêm hành lá vào phi thơm. Sau đó, thêm thịt băm vào xào khoảng 3 phút để thịt săn lại. Tiếp tục thêm 1/2 muỗng canh bột canh, 1/2 muỗng canh bột ngọt, xào thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Ướp thịt bò với 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1/2 muỗng cafe nước mắm, 1 muỗng canh đường, khoảng 10 phút để thịt thấm gia vị. Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn với lửa vừa, phi thơm tỏi và thịt bò, sau đó xào thịt bò cho săn lại.
- Tăng lửa lớn, thêm 2 lít nước vào và đậy nắp lại, ninh bò trong 15 phút. Khi bò đã được ninh, thêm gạo lứt và thịt băm vào nồi nấu thêm 10 phút nữa. Vớt bọt trên mặt và tắt bếp. Bạn đã có thể thưởng thức món cháo thịt bò hấp dẫn.
2.6 Cách nấu cháo trứng gà nấu với gạo lứt
2.6.1 Nguyên liệu
- Nửa bát gạo lứt
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1 ít nụ bí, cải bó xôi
- Dầu oliu
2.6.2 Hướng dẫn cách làm
- Cho gạo lứt vào nồi, thêm lượng nước thích hợp và đun sôi.
- Chuẩn bị rau củ và thái thành hạt lựu, sau đó đặt vào nồi nước đang sôi để cháo có vị ngọt từ rau.
- Khi cháo đã sôi lần hai thì tắt bếp.
- Trứng gà đập vỏ, lấy lòng đỏ trứng gà cho vào nồi cháo và khuấy đều. Một nửa lòng đỏ trứng là đủ cho một chén cháo.
- Múc cháo ra chén và thêm dầu oliu để tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khi bé ăn dặm.
2.7 Cách nấu cháo gạo lứt hạt sen
2.7.1 Nguyên liệu
- 1 chén cháo gạo lứt nguyên bản
- 20g hạt sen
- 20g bí đỏ
- 1 muỗng dầu ô liu
2.7.2 Các bước nấu cháo gạo lứt hạt sen cho bé
- Bước 1: Rửa sạch bí đỏ, gọt vỏ, và cắt thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Bóc vỏ hạt sen, loại bỏ tim, rửa sạch rồi ngâm nước cho nở mềm. Sau đó, bạn ninh cho hạt sen chín mềm.
- Bước 3: Đặt cháo vào nồi, nếu cháo đặc có thể thêm chút nước, khuấy nhẹ cho đến khi cháo sôi đều. Thêm hạt sen và bí đỏ vào nồi, hầm với lửa vừa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Múc cháo gạo lứt hạt sen đã chín ra bát, thêm chút dầu ô liu và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.
>>> Xem thêm: HỌC CÁCH NẤU CHÁO HẠT SEN THƠM NGON BỔ DƯỠNG CHO GIA ĐÌNH
2.8 Cách nấu cháo gạo lứt nấu với cá diêu hồng
2.8.1 Nguyên liệu
- 1 chén cháo gạo lứt nguyên bản
- 50g phi lê cá diêu hồng
- 1 muỗng dầu ô liu
2.8.2 Các bước nấu cháo gạo lứt với cá diêu hồng cho bé
- Bước 1: Rửa sạch cá diêu hồng, thấm khô, và hấp cách thủy với vài lát gừng để khử mùi tanh. Chờ cá chín, lấy ra, để nguội, gỡ lấy thịt và lọc bỏ da cùng xương (nếu còn).
- Bước 2: Đặt cháo gạo lứt vào nồi, nếu cháo đặc có thể thêm chút nước, khuấy nhẹ cho đến khi cháo sôi đều.
- Bước 3: Khi cháo gạo lứt sôi, thêm cá diêu hồng vào nồi, đảo đều khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Múc cháo gạo lứt cá diêu hồng đã chín ra bát, thêm ít dầu ô liu và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.
3. Gạo lứt được chọn như thế nào để nấu cháo?
Việc chọn gạo lứt chất lượng cao không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn quyết định đến giá trị dinh dưỡng của món cháo. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng khi chọn gạo lứt để nấu cháo:
- Màu sắc và độ bóng: Gạo lứt chất lượng có màu nâu đậm hoặc đỏ nhạt, bề mặt có độ bóng nhẹ tự nhiên. Tránh chọn gạo có màu nhạt hoặc bị trầy xước nhiều, vì điều này có thể làm mất lớp cám dinh dưỡng.
- Kích thước hạt gạo: Gạo lứt nên có hạt đều, không bị vỡ hay nứt. Hạt to và dài thường chứa nhiều dưỡng chất hơn, giúp cháo thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng hơn.
- Mùi thơm tự nhiên: Gạo lứt tốt có mùi thơm nhẹ, tự nhiên của cám gạo. Tránh các loại gạo có mùi lạ hoặc mốc, vì đó là dấu hiệu của việc bảo quản không đúng cách.
- Độ ẩm của gạo: Gạo lứt nên khô ráo, không quá ẩm. Gạo bị ẩm dễ bị hư hỏng và giảm chất lượng, ảnh hưởng đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của món cháo.
- Nguồn gốc xuất xứ: Chọn gạo từ những thương hiệu uy tín, được sản xuất tại vùng trồng gạo sạch và không sử dụng hóa chất. Kiểm tra bao bì có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng.
- Gạo lứt hữu cơ: Nên ưu tiên chọn gạo lứt hữu cơ để đảm bảo không chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu. Gạo hữu cơ giúp bảo toàn nhiều dưỡng chất, an toàn cho sức khỏe hơn.
4. Cách bảo quản món cháo gạo lứt
- Để nguội trước khi bảo quản: Trước khi cho cháo vào tủ lạnh hoặc tủ đông, bạn cần để cháo nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng. Việc này giúp tránh tình trạng cháo bị nhiễm khuẩn do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Cháo gạo lứt có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 ngày. Bạn nên đựng cháo trong hộp kín hoặc túi zip để tránh cháo bị khô hoặc ám mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Đông lạnh cháo gạo lứt: Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể đông lạnh cháo gạo lứt. Cháo có thể giữ được 1-2 tuần trong ngăn đông. Khi muốn sử dụng, chỉ cần rã đông bằng cách chuyển xuống ngăn mát tủ lạnh trước một ngày hoặc hâm nóng trực tiếp.
- Hâm nóng đúng cách: Khi hâm nóng cháo, hãy thêm một chút nước hoặc nước hầm để cháo không bị đặc và khô. Khuấy đều khi đun lại để cháo có độ sánh và mềm như khi mới nấu.
- Không bảo quản lâu hơn khuyến cáo: Cháo gạo lứt không nên bảo quản quá lâu vì sẽ làm mất đi dinh dưỡng và hương vị. Nếu đã bảo quản quá 2 ngày trong tủ lạnh hoặc quá 2 tuần trong tủ đông, tốt nhất bạn không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Bí quyết nấu cháo từ gạo lứt dinh dưỡng thơm ngon
Việc chọn và nấu cháo gạo lứt có thể trở nên dễ dàng hơn với những bí quyết sau:
- Tránh mua nhiều gạo lứt cùng một lúc để tránh tình trạng hỏng hóc do bảo quản không tốt.
- Không nên chọn gạo từ thùng lớn ở cửa hàng tạp hóa, hãy ưu tiên mua những túi gạo nhỏ, đóng gói sẵn, với thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng.
- Chọn những hạt gạo dài, mẩy đều, tránh hạt bị nát hoặc mẻ. Gạo nên có mùi thơm tự nhiên và không bị ẩm mốc.
- Ngâm gạo lứt trong nước khoảng 3-4 tiếng trước khi nấu cháo để hạt gạo hơi nở ra và tăng sự mềm mại.
- Sử dụng lượng nước gấp đôi so với việc nấu cháo bằng gạo tẻ để đảm bảo cháo có độ sánh và thơm ngon.
- Sau lần đun đầu tiên, đợi khoảng 10 phút trước khi ninh cháo tiếp, không nên mở vung ngay lập tức.
- Nếu cháo trở nên hơi loãng, bạn có thể thêm một ít gạo nếp để cải thiện độ đặc của cháo.
Bằng cách tuân thủ những bí quyết trên, bạn có thể tận hưởng cháo gạo lứt thơm ngon và hấp dẫn hơn trong bữa ăn hàng ngày.
6. Kết luận
Hy vọng rằng thông qua các chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã bỏ túi được cho mình những cách nấu cháo gạo lứt thơm ngon và đơn giản tại nhà. Đừng quên theo dõi Nông Sản Dũng Hà để cập nhật thêm những bí quyết nấu các món ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe nhé!