Trong ẩm thực, nước cốt dừa thường được sử dụng trong nhiều món ăn ngon và độc đáo trên khắp thế giới bao gồm cả Việt Nam. Nước cốt dừa cũng là một nguồn dinh dưỡng giàu chất béo không no, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách hiệu quả. Vậy nước cốt dừa làm món gì ngon? Để Nông sản Dũng Hà bật mí cho bạn nhé.
Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa là một loại lỏng được chiết xuất từ hạt dừa tươi. Được biết đến với hương vị đặc trưng và thơm ngon, nước cốt dừa không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực mà còn có nhiều ứng dụng trong làm đẹp và sức khỏe.
Có nhiều loại nước cốt dừa như sau:
- Nước cốt dừa đặc: Đây là phần nước cốt dừa được vắt ra lần đầu từ hỗn hợp dừa nạo và nước, thông qua việc sử dụng vải thấm.
- Nước cốt dừa nhão: Là phần nước cốt dừa tiếp theo được vắt ra từ quá trình vắt lần thứ hai, ba và các lần về sau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể.
Những tác dụng tích cực của nước cốt dừa với sức khỏe
Nước cốt dừa là một nguồn cung cấp quan trọng của nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin C, E, B1, B3, B5 và B6, cùng với sắt, selen, canxi và magiê. Đặc biệt, nó chứa nhiều chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT), một loại chất béo lành mạnh được cơ thể chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng. Do đó, nước cốt dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp trái tim của chúng ta khoẻ hơn
- Giảm huyết áp
- Tốt cho người bệnh tiểu đường
- Giảm viêm
- Giảm loét dạ dày
- Hỗ trợ giảm cân
- Kích thích mọc tóc, giảm rụng tóc và làm đẹp da
Nước cốt dừa làm món gì ngon?
Xôi xoài nước cốt dừa
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Vo gạo sạch rồi cho nước vào để nấu xôi.
- Khi nước đã cạn, cho đường và muối vào trộn đều.
- Lấy xôi ra và để vào đĩa.
- Cho nước cốt dừa vào nồi (lưu ý để lửa nhỏ), cho các nguyên liệu trong phần cốt dừa vào, khuấy cho sôi và sệt lại thì tắt bếp.
- Gọt vỏ xoài, cắt thành miếng nhỏ rồi đặt vào cùng với xôi.
- Cho nước cốt dừa vào và thưởng thức.
Dừa dầm
Nguyên liệu:
- Nước dừa tươi: 1,2 lít
- Dừa nạo: 600g
- Dừa khô
- Nước cốt dừa: 500g
- Cơm dừa
- Bột năng: 130g
- Bột gạo: 30g
- Bột rau câu
- Đường, sữa đặc
Cách làm:
Bước 1: Làm thạch rau câu
- Cho 10g bột rau câu vào 1,2 lít nước dừa vào nồi. Thêm một muỗng canh đường rồi khuấy đều.
- Khi bột rau câu và đường đã tan, phần nước sệt lại thì đổ nửa hỗn hợp ra khuôn.
- Nửa hỗn hợp còn lại cho thêm 150ml nước cốt dừa vào và khuấy đều rồi đổ ra khuôn.
- Đợi đến khi nguội thì cho vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng rồi lấy ra. Cắt thạch thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Làm trân châu
- 130g bột năng, 30g bột gạo, 1 muỗng canh đường cùng với 100 ml nước sôi.
- Trộn đều hỗn hợp rồi nhào thành một cục bột mịn dẻo.
- Nặn thành các viên trân châu.
- Đun một nồi nước sôi rồi thả trân châu vào luộc trong 20 phút.
- Đậy nắp vào ủ trân châu trong 20 phút nữa.
Bước 3: Làm nước cốt chè dừa dầm
- Cho 2 lít nước sôi và 500g dừa nạo vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và ngâm trong 15 phút.
- Chắt phần bã và lấy phần nước cốt cho vào nồi.
- Thêm 180g đường, 50g sữa đặc và 350ml nước cốt dừa và khuấy đều.
Bước 4: Hoàn thành
- Cho thạch rau câu, trân châu, cơm dừa và nước cốt chè vào một cái chén.
- Cho một ít dừa nạo và dừa khô lên trên rồi thưởng thức.
Nước cốt dừa làm món gì ngon? Bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu:
- 120g bột năng
- 80g bột gạo
- Tinh bột bắp
- 300ml nước cốt dừa
- 250g đường thốt nốt
- 10g gừng cắt lát
- 5 lá dứa
- Mè rang
- Đường, muối
Cách làm:
Bước 1: Lọc nước cốt lá dứa
- Rửa sạch lá dứa, để một lúc ráo nước.
- Cắt khúc nhỏ 2/3 số lá dứa.
- 1/3 số lá dứa còn lại để nguyên dùng nấu nước đường.
- Xay nhuyễn lá dứa với 150ml nước, lọc qua rây để lấy nước cốt.
Bước 2: Trộn bột lá dứa với bột cốt dừa
- Lấy 40g bột gạo, 60g bột năng, 150ml nước cốt lá dứa, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường rồi khuấy cho bột tan.
- 60g bột năng, 40g bột gạo, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 100ml nước cốt dừa, 50ml nước lọc rồi khuấy đều.
- Để yên 2 tô bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Khuấy bột
- Đun sôi 150ml nước. Khi nước sôi, hạ bếp xuống mức nhỏ nhất rồi đổ từ từ hỗn hợp bột cốt dừa vào, vừa cho vừa khuấy đến khi bột hơi sánh.
- Tắt bếp và nhấc nồi ra. Tiếp tục khuấy cho bột sệt đặc
- Đun một nồi mới cùng 150ml nước đến khi sôi. Làm tương tự như trên với phần bột lá dừa.
Bước 4: Đổ khuôn và hấp bánh
- Đổ phần bột lá dứa vào một khuôn silicon lớn.
- Đổ phần bột cốt dừa lên trên.
- Dùng muỗng trộn nhẹ nhàng cho 2 hỗn hợp hoà quyện.
- Đặt khuôn bánh vào xửng hấp, đậy nắp kín và hấp chín bánh từ 15-17 phút kể từ khi nước sôi.
- Để bánh nguội hoàn toàn rồi để ngăn mát tủ lạnh.
Bước 5: Nấu đường thốt nốt và nấu nước cốt dừa
- Cho 250g đường thốt nốt, 250ml nước, 10g gừng cắt lát vào nồi rồi nấu trên lửa trung bình 10-13 phút đến khi đường tan.
- Cho 1 bó lá dứa nhỏ vào nấu thêm 1 phút rồi tắt bếp.
- Lấy 1 nồi khác cho vào 20ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối, 2/3 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tinh bột bắp. Khuấy đều trên lửa trung bình cho sôi.
- Khi nước cốt dừa sôi, hạ lửa nhỏ và khuấy thêm 1 phút.
- Lấy bánh đúc ra khỏi khuôn.
- Cắt miếng vừa ăn, rưới thêm nước cốt dừa, nước đường và rắc thêm mè rang để thưởng thức.
Đùi gà chiên nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- Đùi gà: 2 cái
- Nước mắm
- Nước cốt dừa
- Hạt tiêu
- Ngũ vị hương
Cách làm:
- Rửa sạch đùi gà, xát muối, để ráo.
- Uớp đùi gà: 2 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa hạt tiêu, 1.5 thìa đường, 1.5 thìa bột ngũ vị hương.
- Mát xa cho gia vị thấm vào gà, ướp trong 1 tiếng.
- Cho dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu sôi cho gà và phần nước ướp vào cùng.
- Đậy vung, chiên nhỏ lửa gà chín và mềm.
- Khi thấy gà vàng đều tắt bếp và cho ra đĩa.
Cháo đậu đen nước cốt dừa
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Ngâm đậu đen trong vài giờ, vớt ra cho vào nồi nước để hầm.
- Vo sạch gạo.
- Khi thấy đậu đen vừa mềm thì trút gạo vào nấu cùng.
- Nấu đến khi chín mềm thì cho thêm chút muối.
- Bóc vỏ lạc rang, đập nhỏ, trộn với đậu và đường, muối.
- Khi cháo đậu đã chín, cho nước cốt dừa vào cùng hoặc có thể cho khi ăn.
Sữa đậu xanh nước cốt dừa
Nguyên liệu
- Đậu xanh: 200g
- Nước cốt dừa
- Lá dứa
- Sữa đặc, đường
Cách làm:
- Ngâm đậu xanh từ 6-8 tiếng.
- Đem xay đậu xanh, vắt lấy nước cốt.
- Lá dứa đem xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.
- Đun nước đậu xanh, nước cốt dừa cùng 2 bát nước, vừa đun vừa khuấy đến khi sôi thì cho nước cốt lá dứa vào cùng 2 thìa đường, 4 thìa sữa đặc.
- Rót ra cốc và thưởng thức.
Nước cốt dừa làm món gì ngon? Bánh chuối hấp nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- Chuối chín: 600g
- Bột năng: 150g
- Đường: 30g
- Muối
- Màu vàng thực phẩm
- Nước cốt dừa: 500ml
- Nước ấm: 90ml
- Sữa tươi: 200ml
- Bột năng
Cách làm
- Lột vỏ chuối rồi cắt thành lát mỏng, cho đường vào ướp đến khi đường tan thì cho một ít bột năng vào xóc đều lên.
- Cho nước ấm (khoảng 60 độ) và màu vàng thực phẩm vào chuối trộn nhẹ.
- Lót khuôn bằng màng bọc thực phẩm rồi đổ chuối vào khuôn đem hấp 30 phút
- Khi bánh chín để nguội hẳn.
- Cho nước cốt dừa, sữa tươi, đường, bột năng, muối vào nồi khuấy tan đến khi sôi nhẹ.
- Cắt bánh chuối thành miếng nhỏ cho vào đĩa, chan nước cốt dừa và rắc 1 ít lạc rang lên trên.
Thạch rau câu nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 1 gói bột rau câu con cá dẻo
- Nước cốt dừa
- Một gói cà phê hoà tan
Cách làm:
- Pha rau câu với nước theo tỉ lệ, cho vào nồi đun khuấy tan.
- Cho rau câu vào nồi riêng và pha với nước cốt dừa, cà phê.
- Đổ từng lớp rau câu vào khuôn nhỏ.
- Để vào ngăn mát tủ lạnh (tầm 1 tiếng).
- Pha nước cốt dừa với cà phê, nước lọc và đường. Khi ăn chan phần nước này lên rau câu.
Vịt nấu chao
Nguyên liệu
- Nửa con vịt (vịt tơ hoặc vịt xiêm)
- Nước cốt dừa: 100ml
- 1 hũ chao môn: 500ml
- Khoai môn: 400g
- Rượu trắng
- 1 củ sen
- Nấm rơm búp: 150g
- 4 tép sả, 1 củ gừng, hành tím, tỏi
- Rau muống, tần ô, cải xanh,
- Sa tế, gia vị nêm, hạt màu điều
- Bún hoặc mì
- Váng đậu
Cách làm:
- Vịt làm sạch để cho ráo nước.
- Băm nhuyễn gừng và hoà vào 1/2 chén rượu trắng, xát đều lên mình vịt, để vịt ngấm trong nửa tiếng sau đó rửa sạch, lau khô và chặt.
- Hành tím, tỏi băm nhuyễn, thêm 1 muỗng canh. Ướp vịt với hành, tỏi băm và 2/3 hũ chao, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng sa tế.
- Dùng tay mát xa cho vịt thấm đều, ướp trong 30 phút.
- Khoai môn gọt vỏ sạch, cắt miếng rồi chiên cho xém cạnh. Có thể dùng giấy thấm dầu.
- Củ sen cắt thành khoanh, nấm ngâm với muối rồi cắt chân.
- Cho vịt vào xào trên lửa thật lớn cho săn, đến khi vịt chảy ra mỡ nhiều và nước xào gần cạn thì thêm nước dừa vào ngập vịt.
- Bỏ thêm sả đã đập dập, tiếp tục nấu với lửa vừa.
- Vớt bỏ phần mỡ vịt.
- Cho củ sen vào.
- Khi vịt hơi mềm, bạn thêm nấm rơm rồi tiếp tục cho khoai môn và 1 chút dầu màu điều.
- Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Cuối cùng cho nước cốt dừa, sôi thì tắt bếp.
- Món ăn này bạn có thể dùng nóng trong lẩu với bún hoặc mì.
Cá kho nước cốt dừa
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Rửa sạch cá với gừng và rượu cho hết tanh (làm sạch hết nhớt cá).
- Chiên cá vàng đều 2 mặt rồi vớt ra thấm dầu.
- Phi thơm hành tỏi.
- Đổ nước cốt dừa vào nồi, nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối.
- Đun sôi nước cốt dừa rồi cho cá chiên vào, thêm ớt, để lửa nhỏ cho cá thấm gia vị.
- Nước dừa gần cạn thì bạn nên thử rồi nêm nếm lại lần cuối cho vừa miệng.
- Đun tiếp đến khi nước cạn thì cho thêm hành lá rồi tắt bếp.
Vài lưu ý khi sử dụng nước cốt dừa
Mặc dù nước cốt dừa có nguồn gốc từ thực vật, nhưng nó cũng chứa một lượng lớn calo, vì vậy cần tiêu thụ một cách cân nhắc. Nếu uống nước cốt dừa mỗi ngày, nên hạn chế chỉ một cốc nhỏ để tránh lượng calo quá lớn. Đối với việc sử dụng nước cốt dừa để chế biến món ăn hoặc thức uống khác, cũng cần hạn chế sử dụng quá thường xuyên.
Nước cốt dừa có thể được bảo quản trong chai thủy tinh trong ngăn mát của tủ lạnh, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là sử dụng ngay trong ngày để đảm bảo độ tươi mới và chất lượng.
Bài viết này đã giải đáp được thắc mắc nước cốt dừa làm món gì ngon mà Nông sản Dũng Hà muốn chia sẻ cho bạn. Hi vọng bạn có thể lựa chọn được công thức chế biến cùng nước cốt dừa mà bạn yêu thích để trổ tài cho gia đình, bạn bè thưởng thức. Chúc bạn thành công với những món ăn này!