Các loại rau giúp hạ đường huyết thần kì liệu bạn đã biết? 

cac-loai-rau-giup-giam-duong-huyet-hieu-qua-an-toan

Các loại rau giúp hạ đường huyết có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường về lâu dài. Do vậy, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy thêm khẩu phần rau vào chế độ ăn uống hàng ngày và giảm lượng tiêu thụ carb. Vậy người có đường huyết cao nên ăn rau gì? Cùng Nông Sản Dũng Hà tìm hiểu về các loại rau giúp hạ đường huyết hiệu quả, cực kì tốt cho người tiểu đường trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tác hại của đường huyết cao đối với sức khỏe? 

Trước khi khám phá các loại rau giúp hạ đường huyết, hãy cùng tìm hiểu về lý do tại sao việc duy trì đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng cho sức khỏe. Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường trong máu cao là một căn bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể. Cụ thể:

  • Gây mệt mỏi và uể oải, làm cho bạn cảm thấy như người mới ốm dậy và không muốn vận động.
  • Gây hoa mắt và chóng mặt, mắt mờ 
  • Sụt giảm cân nặng nhanh chóng
  • Gây đau nhức xương khớp, tê bì chân tay
  • Gây đau đầu và đau nửa đầu thường xuyên, có thể trở thành mãn tính.
tac-hai-cua-benh-duong-huyet-cao-doi-voi-suc-khoe
Tác hại của bệnh đường huyết cao đối với sức khỏe

Khi cơ thể có đường huyết cao, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không có giải pháp hạ đường huyết hiệu quả và an toàn. Trong đó nguy cơ cao nhất là mắc bệnh tiểu đường, một căn bệnh rất khó có thể điều trị dứt điểm. 

2. Nguyên tắc ăn uống cho người có đường huyết cao 

Lượng đường trong máu vượt ngưỡng là một tình trạng thường gặp ở người bị tiểu đường, hoặc người có nguy cơ mắc bệnh này. Đối với những người này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Nếu không tìm cách hạ đường huyết, người có nguy cơ tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường. Còn người bị tiểu đường có diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn.

Vậy làm thế nào để duy trì một chế độ ăn uống khoa học? Thực tế, người bệnh đường huyết cao và người có nguy cơ mắc bệnh không cần phải kiêng hoàn toàn bất kỳ thực phẩm nào. Miễn sao họ có khả năng kiểm soát lượng đường huyết ổn định. Chế độ ăn khoa học ở đây là chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế đường, và duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường nên tập trung vào việc tiêu thụ các loại rau giúp hạ đường huyết. Rau củ là nguồn cung cấp carbohydrate an toàn, ổn định và phù hợp nhất cho người có đường huyết cao và bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn rất giàu chất xơ tự nhiên, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hạn chế hấp thụ cholesterol vào máu. Các loại rau tốt nhất cho người có đường huyết cao là những loại rau có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI thấp). Nó cũng cung cấp nhiều chất xơ, và có hàm lượng nitrat cao, giúp làm giảm huyết áp.

nguyen-tac-an-uong-cho-nguoi-bi-tieu-duong
Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường

Xem thêm: CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG: NÊN ĂN GÌ VÀ NÊN KIÊNG GÌ?

3. Các loại rau giúp hạ đường huyết cực kì hiệu quả

3.1 Bông cải xanh

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện rằng sulforaphane, chất có trong bông cải xanh hay còn được gọi là súp lơ xanh. Loại rau này có khả năng giúp kiểm soát tình trạng tăng đường huyết, tăng lipid máu, kháng insulin và stress oxy hóa. Đây đều là những tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng là một nguồn cung cấp carbohydrate thấp. Nó chỉ chứa khoảng 5g trong 90g bông cải tươi và có hàm lượng vitamin C dồi dào. Nó cung cấp 6,6% chất xơ và 2,9% sắt. Vì vậy, khi nói đến các loại rau giúp hạ đường huyết, bông cải xanh là một lựa chọn không thể bỏ qua.

bong-cai-xanh
Bông cải xanh

3.2 Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là một thực phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Nó cũng phù hợp bất kỳ ai muốn duy trì sức khỏe qua chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ số đường huyết của súp lơ trắng rất thấp chỉ có 10. Giá trị glycemic load của súp lơ trắng cũng thấp, chỉ có mức 1. Điều này làm cho súp lơ trắng trở thành một trong các loại rau giúp hạ đường huyết tốt. Do vậy nó cực kì an toàn và có lợi cho sức khỏe đặc biệt là cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong súp lơ trắng giúp hạ huyết áp và mức cholesterol. Nó cũng cải thiện độ nhạy với insulin và hỗ trợ quá trình giảm cân ở những người béo phì. Loại rau này cũng giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa. Nên nó giúp ngăn ngừa ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do.

3.3 Cải xoăn

Cải xoăn là một thành viên thuộc họ cải, có khả năng hạ đường huyết hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc tiêu thụ cải xoăn với lượng chỉ 14g đã có tác dụng hạ mức đường huyết sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cải xoăn cũng chứa flavonoid có khả năng chống oxy hóa. Đây là chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

cai-xoan
Cải xoăn

Xem thêm: 4 TÁC DỤNG CỦA RAU CẢI XOĂN TRONG PHÒNG BỆNH ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

3.4 Rau diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có tính mát, vị cay hơi đắng. Nó được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và trị nóng trong cơ thể. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng rau diếp cá cũng là loại rau giúp hạ đường huyết hiệu quả.

Vitamin B dồi dào trong rau diếp cá có khả năng giảm mức homocysteine. Từ đó, nó giúp điều chỉnh đường huyết một cách an toàn. Đây chính là lý do mà nhiều chuyên gia y tế khuyên người bệnh tiểu đường nên bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép rau diếp cá thường xuyên.

3.5 Măng tây

Măng tây là một loại rau ít calo, ít carb và giàu protein. Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng Anh đã chỉ ra rằng tiêu thụ măng tây có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Karachi ở Pakistan đã phát hiện rằng ăn măng tây thường xuyên có thể kiểm soát mức đường trong máu. Ngoài ra, nó còn làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các chiết xuất từ măng tây có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

mang-tay
Măng tây

Tham khảo thêm: NHỮNG MÓN NGON HẤP DẪN TỪ MĂNG TÂY VÀ CÔNG DỤNG CỦA MĂNG TÂY

3.6 Cải bó xôi

Cải bó xôi là một nguồn giàu canxi, sắt, protein, vitamin A, vitamin C và axit folic. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cải bó xôi cũng có khả năng cung cấp chất chống oxi hóa nhờ có sự hiện diện của axit alpha-lipoic. Chất này giúp tăng độ nhạy với insulin. Ngoài ra, cải bó xôi chứa nhiều chất xơ. Điều này khiến nó được nằm trong danh sách các loại rau giúp hạ đường huyết tốt.

3.7 Rau ngót 

Rau ngót là một loại rau giúp hạ đường huyết rất tốt. Rau ngót chứa insulin, chính là chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Rau ngót đã được chứng minh là có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường tuýp 1. Vì vậy, việc thường xuyên bổ sung rau ngót vào chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho người tiểu đường. Nó có thể giúp cải thiện mức đường huyết cao ở những người mắc bệnh tiểu đường.

3.8 Rau muống

Theo nghiên cứu khoa học, rau muống là một nguồn dinh dưỡng phong phú. Nó chứa nhiều chất như protein, canxi, magiê, sắt, vitamin C, B2, B1, cùng với các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Chất xơ có trong rau muống cũng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.

Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau muống. Trong rau muống chứa một hợp chất có công dụng tương tự như insulin. Vì vậy nó giúp hạ đường huyết trong cơ thể, đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường.

rau-muong
Rau muống

Xem thêm: RAU MUỐNG CÓ CÔNG DỤNG GÌ? CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN NGON

3.9 Đậu bắp

Đậu bắp là một loại thực phẩm quen thuộc trong bếp gia đình Việt Nam. Chúng có nhiều chất xơ hòa tan và cung cấp các nguyên tố vi lượng như kẽm và selen. Các chất này cần thiết cho quá trình bài tiết insulin. Vì vậy nó có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Đồng thời, đậu bắp cũng là một một trong những thực phẩm ngăn ngừa ung thư rất tốt, được các chuyên gia khuyên dùng.

3.10 Rong biển

Rong biển là một trong các loại rau giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả. Rong biển chứa nhiều protein, polysaccharide và các loại vitamin khác, giúp giảm đường huyết. Tương tự như đậu bắp, rong biển cũng có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

3.11 Xà lách

Xà lách là một loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Xà lách có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất như protein, caroten, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt… Đặc biệt, xà lách chứa ít carbohydrate, nhưng lại giàu muối vô cơ và vitamin, đặc biệt là niacin. Niacin là chất kích hoạt insulin, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát quá trình chuyển hóa đường hiệu quả. Loại rau này mềm, có thể ăn sống, xào, hoặc ngâm chua, rất dễ sử dụng.

xa-lach
Xà lách

Xem thêm: RAU XÀ LÁCH ROCKET LÀ GÌ? NÓ CÓ TÁC DỤNG GÌ?

3.12 Cần tây

Cần tây là một loại rau thường được biết đến trong việc làm đẹp và duy trì vóc dáng cho nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, ít người biết rằng cần tây cũng có công dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Việc ăn cần tây hoặc uống nước ép từ cần tây hàng ngày có thể giúp hạ lượng đường trong cơ thể. Đặc biệt hiệu quả đối với người bị tăng đường huyết do bệnh tiểu đường.

4. Người có đường huyết cao nên tránh ăn gì?

Khi bị đường huyết cao, bạn nên ưu tiên gia tăng các loại rau giúp hạ đường huyết ở trên vào chế độ ăn hàng ngày. Tuân theo hướng dẫn chế độ ăn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và nội tiết để đảm bảo lượng đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, cũng có một số loại thực phẩm bạn nên tránh xa và hạn chế ăn đó là: 

  • Gạo trắng
  • Bánh mì trắng
  • Nước ngọt
  • Thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu, thịt dê…v.v
  • Đồ ăn nhanh: khoai tây chiên, snack,…
  • Sản phẩm tinh luyện đã qua đóng gói
  • Sữa nguyên kem, bơ, lòng đỏ trứng
  • Đồ ngọt như: chè, bánh kẹo, mứt, siro, trái cây nhiều ngọt…v.v
thuc-pham-nguoi-mac-duong-huyet-cao-nen-tranh
Thực phẩm người mắc đường huyết nên tránh

5. Cách chế biến rau để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe

Dưới đây là một số cách chế biến rau để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe, giúp người đọc dễ dàng áp dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hấp: Hấp rau là phương pháp giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất hơn so với luộc. Chỉ cần cho rau vào xửng hấp khoảng 5-10 phút là có thể thưởng thức ngay, giúp rau mềm mà không bị mất đi giá trị dinh dưỡng.
  • Xào nhẹ: Xào rau với một chút dầu ô liu giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như carotenoid. Chỉ cần đun nóng dầu trong chảo và xào rau trong 3-5 phút để có món ăn ngon và bổ dưỡng.
  • Ăn sống: Nhiều loại rau như xà lách, cà rốt có thể ăn sống, giúp giữ lại toàn bộ vitamin và khoáng chất. Rửa sạch và thái nhỏ, sau đó trộn với dầu ô liu và giấm để tạo thành món salad bổ dưỡng.
  • Nấu canh: Nấu canh với rau không chỉ tăng độ ẩm mà còn cung cấp chất dinh dưỡng từ nước dùng. Cho rau vào nước dùng cùng gia vị và nấu cho đến khi mềm, có thể thêm thịt hoặc đậu hũ để tăng cường dinh dưỡng.
  • Hấp cách thủy: Phương pháp hấp cách thủy giúp giữ lại tối đa chất dinh dưỡng và màu sắc của rau. Đặt rau vào rổ hấp trên nồi.
rau-luoc
Rau luộc

6. Lưu ý khi sử dụng các loại rau giúp hạ đường huyết

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại rau giúp hạ đường huyết:

  • Chọn rau tươi: Luôn chọn rau tươi và còn nguyên vẹn, không bị hỏng hay dập nát. Rau tươi không chỉ ngon hơn mà còn giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Bạn nên mua rau từ những nguồn uy tín và kiểm tra kỹ trước khi mua.
  • Rửa sạch trước khi sử dụng: Trước khi chế biến hoặc ăn sống, hãy rửa sạch rau để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất và vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt. Việc rửa sạch không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn làm tăng độ tươi ngon của rau.
  • Chế biến nhẹ nhàng: Sử dụng các phương pháp chế biến nhẹ nhàng như hấp, xào nhẹ hoặc ăn sống để giữ lại tối đa chất dinh dưỡng. Tránh chiên hoặc nấu quá lâu, vì điều này có thể làm mất đi các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Theo dõi chỉ số glycemic: Chú ý đến chỉ số glycemic của các loại rau bạn tiêu thụ. Một số loại rau như khoai tây hoặc củ cải đường có chỉ số glycemic cao, có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết.
  • Không thay thế thuốc điều trị: Dù rau có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, nhưng không nên xem chúng như một phương pháp thay thế cho thuốc điều trị tiểu đường. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngừng thuốc.
rua-sach-rau-truoc-khi-su-dung
Rửa sạch rau trước khi sử dụng

7. Kết luận 

Bổ sung các loại rau giúp hạ đường huyết là chìa khóa quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ các biến chứng xảy ra. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên thêm từ 3 đến 5 phần rau mỗi ngày. Đặc biệt là các loại rau có ít hoặc không chứa carbohydrate. Rau xanh cung cấp chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho co thể. Một số thành phần trong chúng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp, giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Ăn Rau Đay Có Tốt Không? 10+ Lợi Ích Không Nên Bỏ Lỡ

Rau đay là một loại rau quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình...

Bầu Ăn Mướp Hương Được Không? Các Mẹ ĐỪNG BỎ LỠ

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối...

Lá hẹ hấp mật ong có tác dụng gì? 5+ lợi ích không thể bỏ qua

Lá hẹ hấp mật ong là một phương pháp dân gian được nhiều người sử...

Cà tím có tốt không? Sự thật bạn cần phải biết

Cà tím là một trong những loại rau quả quen thuộc trong bữa ăn hàng...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button